Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Lý Thái Tổ

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6778

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

  • A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
  • B. Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
  • C. Đúc kết kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ hiện tại.
  • D. Hiểu được quá trình chọn lọc tự nhiên của mọi loài sinh vật.
Câu 2
Mã câu hỏi: 6779

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của tư liệu gốc?

  • A. Là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử.
  • B. Ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh về sự kiện đó.
  • C. Là các câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này sang đời khác.
  • D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 3
Mã câu hỏi: 6780

Cố đô Huế (Việt Nam) thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

  • A. Tư liệu chữ viết.
  • B. Tư liệu truyền miệng.
  • C. Tư liệu chữ viết và hiện vật.
  • D. Tư liệu hiện vật.
Câu 4
Mã câu hỏi: 6781

Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Đức Phật Thích Ca.
  • B. A-lếch-xan-đơ Đại đế.
  • C. Chúa Giê-su.
  • D. Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6782

Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Phi.
Câu 6
Mã câu hỏi: 6783

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của bầy người nguyên thủy?

  • A. Gồm vài gia đình sống cùng nhau.
  • B. Đã có người đứng đầu mỗi bầy người.
  • C. Tộc trưởng là người đứng đầu mỗi bầy.
  • D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6784

Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ nào?

  • A. giáp cốt văn.
  • B. tượng hình.
  • C. La-tinh.
  • D. tiểu triện.
Câu 8
Mã câu hỏi: 6785

Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Sử thi.
  • B. Truyện ngắn.
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Văn xuôi.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6786

Tôn giáo nào của người Ấn Độ cổ đại có chủ chương tất cả mọi người đều bình đẳng?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Ấn Độ giáo.
  • D. Thiên Chúa giáo.
Câu 10
Mã câu hỏi: 6787

Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là ai?

  • A. Khổng Tử.
  • B. Ban Cố.
  • C. Phạm Diệp.
  • D. Tư Mã Thiên.
Câu 11
Mã câu hỏi: 6788

Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?

  • A. Nhà Tuỳ.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Nhà Tần.
Câu 12
Mã câu hỏi: 6789

Lược đồ trí nhớ là gì?

  • A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
  • B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
  • C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
  • D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, US
Câu 13
Mã câu hỏi: 6790

Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 2 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ như thế nào?

  • A. Nhỏ.
  • B. Trung bình.
  • C. Lớn.
  • D. Rất lớn.
Câu 14
Mã câu hỏi: 6791

Gió mùa mùa đông thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Tây Nam.
  • C. Đông Nam.
  • D. Đông Bắc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 6792

Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là gì?

  • A. thuốc nổ.
  • B. la bàn.
  • C. địa chấn kế.
  • D. giấy.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6793

Để thể hiện một mỏ khoáng sản Niken lên trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

  • A. Kí hiệu hình học.
  • B. Kí hiệu chữ.
  • C. Kí hiệu tượng hình.
  • D. Kí hiệu đường.
Câu 17
Mã câu hỏi: 6794

Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ ...........

  • A.  khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
  • B. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
  • C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
  • D. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
Câu 18
Mã câu hỏi: 6795

Nhờ đâu chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ?

  • A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
  • B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
  • D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 6796

Thạp đồng Đào Thịnh thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

  • A. Tư liệu chữ viết.
  • B. Tư liệu truyền miệng.
  • C. Tư liệu hiện vật.
  • D. Tư liệu truyền miệng và chữ viết.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6797

Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của ........

  • A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
  • C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
  • D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 6798

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hoá thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm nào ở Đông Nam Á?

  • A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
  • B. Koo-ta Tam-pan (Ma-lay-xi-a). 
  • C. Núi Đọ (Việt Nam).
  • D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
Câu 22
Mã câu hỏi: 6799

Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là gì?

  • A. công xã nông thôn.
  • B. bầy người nguyên thuỷ.
  • C. thị tộc.
  • D. bộ lạc.
Câu 23
Mã câu hỏi: 6800

Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập là gì?

  • A. Kim tự tháp Kê-ốp.
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • C. Đấu trường Cô-li-dê.
  • D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 24
Mã câu hỏi: 6801

Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông nào? 

  • A. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
  • C. Sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Sông Nin và sông Ti-grơ. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 6802

Tác phẩm nào ở Ấn Độ cổ đại được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội?

  • A. Ra-ma-y-a-na.
  • B. Vê-đa.
  • C. Ma-ha-bha-ra-ta.
  • D. Ra-ma Kiên.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6803

Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

  • A. Vạn Lý Trường Thành.
  • B. Thành Ba-bi-lon.
  • C. Đấu trường Cô-li-dê.
  • D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6804

Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường nào?

  • A. chiến tranh.
  • B. ngoại giao. 
  • C. luật pháp.
  • D. đồng hóa văn hóa.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6805

Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

  • A. 240⁰.
  • B. 180⁰.
  • C. 90⁰.
  • D. 360⁰.
Câu 29
Mã câu hỏi: 6806

Hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên?

  • A. Công nhân xây nhà.
  • B. Xẻ núi làm đường.
  • C. Động đất làm nhà đổ.
  • D. Đổ đất lấp bãi biển.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6807

Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta .........

  • A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
  • B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
  • C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
  • D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6808

Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì?

  • A. vĩ tuyến.
  • B. vĩ tuyến gốc.
  • C. kinh tuyến.
  • D. kinh tuyến gốc.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6809

Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ ra sao?

  • A. nhỏ.
  • B. trung bình.
  • C. lớn.
  • D. rất lớn.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6810

Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

  • A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
  • B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
  • C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
  • D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6811

Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở đâu?

  • A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
  • B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
  • C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
  • D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6812

So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

  • A. Đông.
  • B. Bắc.
  • C. Nam.
  • D. Tây.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6813

Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ nào?

  • A. nhân - quả.
  • B. thống nhất.
  • C. chặt chẽ.
  • D. liên kết.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6814

Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là .........

  • A. Cuốn sách giáo khoa.
  • B. Phương tiện.
  • C. Bách khoa toàn thư.
  • D. Cẩm năng tri thức.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6815

Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường nào?

  • A. Vĩ tuyến.
  • B. Chí tuyến Bắc.
  • C. Xích đạo.
  • D. Chí tuyến Nam.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6816

Kinh tuyến Tây là gì?

  • A. Kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
  • B. Nằm phía dưới xích đạo.
  • C. Nằm phía trên xích đạo.
  • D. Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6817

Một điểm X nằm trên kinh tuyến 1100 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 500 ở phía trên đường Xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là bao nhiêu?

  • A. 500B và 1100Đ.
  • B. 500B và 1100T.
  • C. 1100N và 500Đ.
  • D. 1100Đ và 500

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ