Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2020- Trường THCS Phan Đăng Lưu

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 70099

Các nguyên tố phi kim có các tính chất sau:

(1) Tác dụng với kim loại cho muối.

(2) Tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.

(3) Không tác dụng với phi kim khác.

Tính chất nào sai?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 1 và 2
  • D. 3
Câu 2
Mã câu hỏi: 70100

Để chứng minh phản ứng giữa khí hidro và khí clo đã xảy ra người ta có thể kiểm chứng bằng cách nào?

  • A. cách dùng giấy quỳ tím ẩm
  • B. sự giảm thể tích của hỗn hợp khí
  • C. sự tạo chất khí màu xanh
  • D. sự giảm khối lượng của hỗn hợp khí
Câu 3
Mã câu hỏi: 70101

Đốt cháy 1,2g cacbon, cho khí CO2 thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi như thế nào?

  • A. không đổi
  • B. tăng
  • C. giảm
  • D. giảm 5,6 gam
Câu 4
Mã câu hỏi: 70102

Đốt cháy lưu huỳnh trong một bình đựng khí oxi, đáy bình có chứa một ít nước có một mẩu giấy quỳ tím. Lắc nhẹ bình ta thấy giấy quỳ tím có màu gì?

  • A. không đổi màu
  • B. hóa đỏ
  • C. hóa xanh
  • D. không đổi màu, bình có nhiều khói trắng
Câu 5
Mã câu hỏi: 70103

Cho sơ đồ chuyển đổi:

Phi kim (X1) → oxit axit (X2) → oxit axit (X3) → axit (X4) → muối sunfat tan (X5) → muối sunfat không tan (X6).

Công thức các chất: X1, X2, X3, X4, X5, X6 thích hợp lần lượt là gì?

  • A.

    S, SO2, SO3, H2SO3, Na2SO4, BaSO4

  • B.

    S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO4, BaSO4

  • C.

    P, P2O3, P2O5, H3PO4, Na3PO4, BaSO4

  • D. S, SO2, SO3, H2SO4, BaSO4, CaSO4
Câu 6
Mã câu hỏi: 70104

Phương trình hóa học nào sau đã viết sai?

  • A. 3Cl2 + 2Fe to→ 2FeCl3
  • B. Cl2 + Cu to→ CuCl2
  • C.

    2Cl2 + O2 to→ 2Cl2O

  • D. Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
Câu 7
Mã câu hỏi: 70105

Dẫn khí clo vào cốc nước có pha quỳ tím. Hiện tượng quan sát được là gì?

  • A. dung dịch có màu vàng lục, quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu
  • B. dung dịch không có màu, quỳ tím chuyển sang màu đỏ
  • C. dung dịch có màu vàng lục, quỳ tím mất màu
  • D. dung dịch có màu đỏ
Câu 8
Mã câu hỏi: 70106

Nước Gia-ven là dung dịch trong nước của chất nào?

  • A. NaClO
  • B. NaCl
  • C. NaClO và NaOH
  • D. NaClO và NaCl
Câu 9
Mã câu hỏi: 70107

Dẫn khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, dung dịch tạo ra có chứa chất nào?

  • A. HCl và HClO
  • B. KOH và Cl2
  • C. KClO và KCl
  • D. KClO3 và HClO
Câu 10
Mã câu hỏi: 70108

Để loại khí HCl thoát ra cùng với khí Cl2 trong phản ứng

MnO2 + 4HCl to→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O người ta dùng chất nào?

  • A. dung dịch NaOH
  • B. dung dịch NaCl bão hòa
  • C. H2SO4 đặc
  • D. dung dịch nước vôi trong
Câu 11
Mã câu hỏi: 70109

Điều chế clo bằng phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A. MnO2 + 4HCl to→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
  • B.

    2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

  • C. 2NaCl + 2H2O đp có mn→ 2NaOH + H2 + Cl2
  • D.

    2FeCl3 to→ 2FeCl2 + Cl2

Câu 12
Mã câu hỏi: 70110

Than hoạt tính là một loại than có tính chất gì?

  • A. có hoạt tính hóa học cao
  • B. mới điều chế có tính hấp thụ cao
  • C. có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí hay hơi
  • D. có khả năng hấp thụ các chất có màu trong dung dịch
Câu 13
Mã câu hỏi: 70111

Trong phản ứng: 4CO + Fe3O4 to→ 3Fe + 4CO2

Khí CO có tính chất gì?

  • A. khử
  • B. oxi hóa
  • C. axit
  • D. bazơ
Câu 14
Mã câu hỏi: 70112

Cho giấy quỳ tím vào bình đựng nước, sục khí COvào. Đun nóng bình một thời gia, người ta thấy quỳ tím có màu gì?

  • A. không đổi màu
  • B. chuyển sang màu đỏ
  • C. chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển thành màu tím
  • D. chuyển sang màu xanh
Câu 15
Mã câu hỏi: 70113

Khí CO có tính chất gì?

  • A. của một oxit axit
  • B. của một chất khử
  • C. tác dụng với nước cho một axit
  • D. của một oxit bazo
Câu 16
Mã câu hỏi: 70114

Một hợp chất gồm hai nguyên tố cacbon và oxi, có tỉ khối đối với khí nito bằng 1. Công thức phân tử của hợp chất đó là gì?

  • A. CO2
  • B. CO
  • C. CO3
  • D. CO hoặc CO2
Câu 17
Mã câu hỏi: 70115

Cho sơ đồ:

CO2 NaOH (1)→ NaHCO3 H2CO3 (2)→ Na2CO3 dd HCl (3)→ NaHCO3

Trong 3 vị trí trên, chất phản ứng ở vị trí nào sai?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 1 và 2
Câu 18
Mã câu hỏi: 70116

Phản ứng nào sau đây thể hiện tính chất của NaHCO3?

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2NaHCO3 to→ Na2CO3 + CO2 + H2O

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 +2H2O

2NaHCO3 + CaCl2 → Ca(HCO3)2 + 2NaCl

  • A. (2), (3), (4)
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (1), (2), (4)
  • D. (1), (2), (3)
Câu 19
Mã câu hỏi: 70117

COvà SiO2 có điểm giống nhau là gì?

  • A. tác dụng với kiềm và oxit bazo
  • B. tác dụng với nước
  • C. tác dụng với dung dịch muối
  • D. được dùng để chữa cháy
Câu 20
Mã câu hỏi: 70118

Khối lượng KHCO3 thu được khí sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 1M là bao nhiêu?

  • A. 20 g
  • B. 10 g
  • C. 30 g
  • D. 40 g
Câu 21
Mã câu hỏi: 70119

Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ở điều kiện thường?

  • A. Fe, Pb
  • B. Cu, Pb
  • C. Al, Ag
  • D. Mg, Hg
Câu 22
Mã câu hỏi: 70120

Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4g lưu huỳnh và 1,3g kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là bao nhiêu?

  • A. 2,17g Zn và 0,89g ZnS
  • B. 5,76g S và 1,94g ZnS
  • C. 2,12g ZnS
  • D. 7,7g ZnS
Câu 23
Mã câu hỏi: 70121

Ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là bao nhiêu?

  • A. 8,8 g
  • B. 13 g   
  • C. 6,5 g 
  • D. 10,8 g
Câu 24
Mã câu hỏi: 70122

Cho 8,8g một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (đktc).

Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba (Be=9, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137)

Hai kim loại đó là

  • A. Be và Mg
  • B. Mg và Ca
  • C. Ca và Sr
  • D. Sr và Ba
Câu 25
Mã câu hỏi: 70123

Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại

(1) Càng về bên trái càng hoạt động mạnh (dễ bị oxi hóa).

(2) Đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(3) Không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(4) Đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng.

Những kết luận đúng

  • A. (1), (3), (4)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (4)
  • D. (1), (2), (3)
Câu 26
Mã câu hỏi: 70124

Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít H2 (đktc). Kim loại tiêu tốn ít nhất (theo số mol) là gì?

  • A. Mg
  • B. Fe
  • C. Mg hay Fe 
  • D.  Al
Câu 27
Mã câu hỏi: 70125

Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ như thế nào?

  • A. giảm
  • B. không đổi
  • C. tăng
  • D. ban đầu tăng sau đó giảm xuống
Câu 28
Mã câu hỏi: 70126

Tổng hệ số cân bằng nhỏ nhất của phương trình hóa học sau là gì?

Cu + H2SO4 đặc to→ CuSO4 + SO2 + H2O là

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9
Câu 29
Mã câu hỏi: 70127

Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

  • A. BaO
  • B. Al
  • C. K2O
  • D. NaOH
Câu 30
Mã câu hỏi: 70128

Ứng dụng chính của lưu huỳnh đioxit là gì?

  • A. Sản xuất lưu huỳnh 
  • B. Sản xuất O2
  • C. Sản xuất H2SO4
  • D. Sản xuất H2

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ