Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 76383

Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tự chủ?

  • A. Khi gặp khó khăn, Hà thường nản chí không muốn tiếp tục công việc.
  • B. Trong khi giải quyết công việc của lớp, Phương thường bất đồng với các bạn.
  • C. Trong cuộc họp tổ, Phong hay nổi nóng khi có bạn phản ánh sai phạm của mình.
  • D. Ba của Hưng rất bình tĩnh khi biết tin Hưng bị tai nạn.
Câu 2
Mã câu hỏi: 76384

Lao động là:

  • A. hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.
  • B. hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.
  • C. hoạt động của con người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho bản thân, gia đình ...
  • D. các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.
Câu 3
Mã câu hỏi: 76385

Biểu hiện của dân chủ là ?

  • A. Phát biểu tại hội nghị.
  • B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
  • C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
  • D. Cả A,B,
Câu 4
Mã câu hỏi: 76386

Biểu hiện của kỉ luật là ?

  • A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
  • B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
  • C. Không đi học muộn.
  • D. Cả A,B,
Câu 5
Mã câu hỏi: 76387

Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

  • A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
  • B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
  • C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
  • D. Cả A,B,
Câu 6
Mã câu hỏi: 76388

Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

  • A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
  • C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
  • D. Cả A,B,
Câu 7
Mã câu hỏi: 76389

Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

  • A. Hợp tác.
  • B. Hòa bình.
  • C. Dân chủ.
  • D. Hữu nghị.
Câu 8
Mã câu hỏi: 76390

Một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

  • A. Đánh lại.
  • B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
  • C. Báo với công an.
  • D. Báo với gia đình.
Câu 9
Mã câu hỏi: 76391

Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.
  • B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.
  • C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
  • D. Cả A,B,
Câu 10
Mã câu hỏi: 76392

Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

  • A. Tiếng Pháp.
  • B. Tiếng Trung.
  • C. Tiếng Việt.
  • D. Tiếng Anh.
Câu 11
Mã câu hỏi: 76393

Người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

  • A. Lặng im.
  • B. Chính phủ nước ngoài.
  • C. Người nhà.
  • D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Câu 12
Mã câu hỏi: 76394

Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

  • A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
  • B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
  • C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
  • D. Cả A,B,
Câu 13
Mã câu hỏi: 76395

Biểu hiện của chí công vô tư là ?

  • A. Không phân biệt nam hay nữ.
  • B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
  • C. Không phân biệt tôn giáo.
  • D. Cả A,B,
Câu 14
Mã câu hỏi: 76396

Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

  • A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
  • B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
  • C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
  • D. Cả A,B,
Câu 15
Mã câu hỏi: 76397

Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

  • A. Đức tính khiêm nhường.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Đức tính trung thực.
  • D. Đức tính chí công vô tư.
Câu 16
Mã câu hỏi: 76398

Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không trung thực.
  • D. Không công bằng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 76399

Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

  • A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.
  • B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
  • C. Không cần rèn luyện.
  • D. Cả A và
Câu 18
Mã câu hỏi: 76400

Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tự chủ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 76401

Biểu hiện không tự chủ là ?

  • A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.
  • B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.
  • C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.
  • D. Cả A,B,
Câu 20
Mã câu hỏi: 76402

Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

  • A. Học thầy không tày học bạn.
  • B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
  • C. Tích tiểu thành đại.
  • D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 21
Mã câu hỏi: 76403

B đọc và suy nghĩ mãi không làm được bài tập nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

  • A. B là người không thật thà.
  • B. B là người không thẳng thắn.
  • C. B là người không tự chủ.
  • D. B là người không tự tin.
Câu 22
Mã câu hỏi: 76404

Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Dân chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Kỉ luật.
Câu 23
Mã câu hỏi: 76405

Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Ông D là người chí công vô tư.
  • B. Ông D là người trung thực.
  • C. Ông D là người thật thà.
  • D. Ông D là.người tôn trọng người khác.
Câu 24
Mã câu hỏi: 76406

Chí công vô tư có ý nghĩa là?

  • A. Đem lại lợi ích cho tập thể.
  • B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
  • D. Cả A,B,
Câu 25
Mã câu hỏi: 76407

N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. N là người tự chủ.
  • B. N là người trung thực.
  • C. N người thật thà.
  • D. N là người tôn trọng người khác.
Câu 26
Mã câu hỏi: 76408

Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

  • A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • B. Cãi nhau với hàng xóm.
  • C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
  • D. Cả A,B,
Câu 27
Mã câu hỏi: 76409

Nơi em ở xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

  • A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
  • B. Coi như không biết.
  • C. Làm theo các đối tượng lạ.
  • D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Câu 28
Mã câu hỏi: 76410

Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

  • A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
  • B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
  • C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
  • D. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 76411

Người chí công vô tư là người luôn sống............

  • A. Ích kỉ, hẹp hòi.
  • B. Mánh khoé, vụ lợi.
  • C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy.
  • D. Công bằng, chính trực.
Câu 30
Mã câu hỏi: 76412

Ý kiến nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?

  • A. Luôn nhận định theo số đông là chí công vô tư.
  • B. Cán bộ lớp đương nhiên là người chí công vô tư.
  • C. Cần thẳng thắn phê bình lỗi sai của người khác để họ sửa chữa.
  • D. Đừng bao giờ nêu khuyết điểm của người khác trước tập thể.
Câu 31
Mã câu hỏi: 76413

Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư?

  • A. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.
  • B. Là nguyên nhân dẫn đến bất hòa trong xã hội.
  • C. Đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.
  • D. Góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 32
Mã câu hỏi: 76414

Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện chí công vô tư?

  • A. Quân pháp bất vị thân.
  • B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
  • C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  • D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 76415

Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

  • A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.
  • B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
  • C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
  • D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 34
Mã câu hỏi: 76416

Người chí công vô tư là người................

  • A. Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.
  • B. Im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân.
  • C. Công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải.
  • D. Vươn lên không bằng tài năng, sức lực của bản thân.
Câu 35
Mã câu hỏi: 76417

Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?

  • A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng.
  • B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thương phê bình mình.
  • C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân.
  • D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân.
Câu 36
Mã câu hỏi: 76418

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  • A. Vội vàng quyết định mọi việc.
  • B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
  • C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
  • D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.
Câu 37
Mã câu hỏi: 76419

Người tự chủ là người biết làm chủ.................

  • A. Suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
  • B. Suy nghĩ của mình và của người khác.
  • C. Hành vi của mình và của người khác.
  • D. Tình cảm của mình để chi phối người khác.
Câu 38
Mã câu hỏi: 76420

Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Có cứng mới đứng đầu gió.
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • C. Đứng núi này trông núi nọ.
  • D. Một điều nhịn chín điều lành.
Câu 39
Mã câu hỏi: 76421

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
  • B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • C. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh.
  • D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
Câu 40
Mã câu hỏi: 76422

Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính....................

  • A. Năng động.
  • B. Tự chủ.
  • C. Sáng tạo.
  • D. Kỉ luật.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ