Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Sinh học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trãi

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 45352

Ở người, sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp được thực hiện qua:

  • A. Màng tế bào của các cơ quan
  • B. Bề mặt trao đổi khí của các phế nang trong phổi
  • C. Hoạt động co giãn của các cơ thở làm thay đổi thể tích của khoang ngực
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 45353

Đường dẫn khí chỉ có nhiệm vụ dẫn khí chấm dứt ở cuối cấu trúc :

  • A. Ống phế nang
  • B. Tiểu phế quản hô hấp
  • C. Tiểu phế quản
  • D. Tiểu phế quản tận cùng
Câu 3
Mã câu hỏi: 45354

Cấu trúc nào sau đây không thuộc " Vùng hô hấp " ?

  • A. ống phế nang
  • B. Phế nang
  • C. Tiểu phế quản tận cùng
  • D. Tiểu phế quản hô hấp
Câu 4
Mã câu hỏi: 45355

Lồng ngực có đặc tính nào sau đây :

  • A. Là một cấu trúc đàn hồi
  • B. kín
  • C. Có thể thay đổi kích thước theo 3 chiều : trước sau , trên dưới , ngang
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 5
Mã câu hỏi: 45356

Đáp án nào sau đây đúng khi mô tả về đặc điểm cấu tạo khí quản?

  • A. Có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô.
  • B. Cấu tạo các vòng sụn. Ở phế quản, tận nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
  • C. Có sụn thanh nhiệt có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
  • D. Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau và có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
Câu 6
Mã câu hỏi: 45357

Đáp án nào sau đây đúng khi mô tả về đặc điểm cấu tạo của phổi?

  • A. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
  • B. Có sụn thanh nhiệt có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
  • C. Được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc có từ 700-800 triệu phế nang.
  • D. Cấu tạo các vòng sụn, ở phế quản tận nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 45358

Ý nào dưới đây SAI về cơ quan hô hấp ở người?

  • A. Khí quản cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau.
  • B. Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhày.
  • C. Họng có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
  • D. Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy.
Câu 8
Mã câu hỏi: 45359

Cơ quan nào có nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp?

  • A. Mũi
  • B. Họng
  • C. Thanh quản
  • D. Phổi
Câu 9
Mã câu hỏi: 45360

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi?

  • A. Do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí.
  • B. Do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
  • C. Có nhiều lông mũi.
  • D. Cả A và B
Câu 10
Mã câu hỏi: 45361

Áp suất không khí:

  • A. trong phổi luôn thấp hơn áp suất không khí bên ngoài.
  • B. trong phổi luôn thấp hơn trong khoang màng phổi.
  • C.  trong khoang màng phổi luôn nhỏ hơn trong phổi.
  • D. trong khoang màng phổi lớn hơn áp suất không khí.
Câu 11
Mã câu hỏi: 45362

Áp suất âm trong khoang màng phổi ở người:

  • A. Được tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
  • B. Có giá trị thấp nhất ở thì hít vào thông thường.
  • C. Có tác dụng làm cho phổi luôn giãn sát với lồng ngực.
  • D. Có giá trị cao hơn áp suất khí quyển ở cuối kì thở ra.
Câu 12
Mã câu hỏi: 45363

Ở người, bao ngoài phổi là một túi mỏng gồm 2 lớp: lớp lá thành sát với lồng ngực và lớp lá tạng sát với phổi; giữa hai lớp này có một chút dịch, khoang giữa hai lớp này là khoang màng phổi. Trong khoang màng phổi có áp suất nhỏ hơn áp suất không khí (gọi là áp suất âm màng phổi), mục đích để:

  • A. Làm phổi không bị dính chặt vào thành ngực
  • B. Làm thuận lợi cho trao đổi khí ở phổi
  • C. Làm phổi khó trao đổi khí hơn
  • D. Làm phổi ít bị co giãn theo lồng ngực
Câu 13
Mã câu hỏi: 45364

Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp màng trong dính với với phổi, giữa 2 lớp có:

  • A. Lớp mỡ
  • B. Chất nhầy
  • C. Chất dịch
  • D. Cả A, B và C
Câu 14
Mã câu hỏi: 45365

Cơ quan nào có đặc điểm là bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi. Chính giữa có chất dịch?

  • A. Phế quản
  • B. Khí quản
  • C. Thanh quản
  • D. phổi
Câu 15
Mã câu hỏi: 45366

Phế quản có đặc điểm là:

  • A. Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi. Chính giữa có chất dịch.
  • B. Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang ko có các vòng sụn mà là các thớ cơ.
  • C. Có nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
  • D. Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
Câu 16
Mã câu hỏi: 45367

Chức năng quan trọng nhất của hệ hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài diễn ra ở

  • A. khí quản và phế quản.
  • B. phổi
  • C. thanh quản.
  • D. khoang mũi.
Câu 17
Mã câu hỏi: 45368

Ở cơ thể người, hệ cơ quan nào có chức năng thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?

  • A. Hệ tuần hoàn.
  • B. Hệ thần kinh.
  • C. Hệ vận động.
  • D. Hệ hô hấp.
Câu 18
Mã câu hỏi: 45369

Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài là chức năng của
 

  • A. Lông mũi
  • B. Lớp mao mạch dày đặc ở mũi
  • C. Lớp niệm mạc tiết chất nhày ở mũi
  • D. Hai lá phổi
Câu 19
Mã câu hỏi: 45370

Chức năng của hai lá phổi là gì?

  • A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
  • B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
  • C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi
  • D. Bảo vệ hệ hô hấp
Câu 20
Mã câu hỏi: 45371

Sưởi ấm, làm ẩm và làm sạch không khí là vai trò của:

  • A. Các phế nang.
  • B. Phổi.
  • C. Đường dẫn khí.
  • D. Khí quản.
Câu 21
Mã câu hỏi: 45372

Ở hệ hô hấp, chức năng đầy đủ của đường dẫn khí là

  • A. làm ẩm không khí và ngăn bụi.
  • B. dẫn không khí, làm ấm, ẩm không khí và ngăn bụi.
  • C. tiêu diệt vi khuẩn.
  • D. sưởi ấm không khí.
Câu 22
Mã câu hỏi: 45373

Cơ quan nào có cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang ko có các vòng sụn mà là các thớ cơ?

  • A. Phế quản
  • B. Khí quản
  • C. Thanh quản
  • D. Phổi
Câu 23
Mã câu hỏi: 45374

Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

  • A. 4 lớp
  • B. 3 lớp
  • C. 2 lớp
  • D. 1 lớp
Câu 24
Mã câu hỏi: 45375

Đặc điểm cơ bản làm tăng bề mặt trao đổi khí ở phổi là

  • A. Cấu tạo bởi hai lớp màng, ở giữa hai lớp màng có dịch màng phổi.
  • B. Yúi phổi là các túi mỏng có lưới mao mạch bao quanh,
  • C. Do tính đàn hồi của mô phổi.
  • D. Có rất nhiều túi phổi.
Câu 25
Mã câu hỏi: 45376

Những đặc điểm cấu tạo của phổi làm lăng bề mặt trao đổi khí là:

  • A. Phổi có 2 lớp màng, ở giữa là lớp dịch mỏng giúp cho phổi nở rộng và xốp.
  • B. Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí (khoảng 70 - 80 m2).
  • C. Phổi có thể nở ra theo lồng ngực.
  • D. Cả A và B đều đúng
Câu 26
Mã câu hỏi: 45377

Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

  • A. Thể tích phổi lớn
  • B. Có nhiều nếp gấp
  • C. Có hai lá phổi được bao bởi hai lớp màng
  • D. Có nhiều phế nang được bao bởi mạng mao mạch dày đặc
Câu 27
Mã câu hỏi: 45378

Phổi người trưởng thành có khoảng

  • A. 200 – 300 triệu phế nang.
  • B. 800 – 900 triệu phế nang.
  • C. 700 – 800 triệu phế nang.
  • D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 28
Mã câu hỏi: 45379

Trao đổi khí ở phổi diễn ra trực tiếp ở?

  • A. Khí quản
  • B. Các thuỳ phổi
  • C. Phế nang
  • D. Phế quản
Câu 29
Mã câu hỏi: 45380

Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở

  • A. Động mạch.
  • B. Tĩnh mạch,
  • C. Khí quản
  • D. Phế nang
Câu 30
Mã câu hỏi: 45381

Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn ra ở

  • A. Phế quản
  • B. Phổi
  • C. Thanh quản.
  • D. Khí quản.
Câu 31
Mã câu hỏi: 45382

Phổi có chức năng như thế nào?

  • A. Làm ẩm không khí và dẫn khí.
  • B. Làm ấm không khí và dẫn khí.
  • C. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
  • D. Trao đổi và điều hòa không khí.
Câu 32
Mã câu hỏi: 45383

Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:

  • A. Khoang mũi.
  • B. Thanh quản.
  • C. Khí quản và phế quản.
  • D. Phổi.
Câu 33
Mã câu hỏi: 45384

Cơ quan bài tiết nào sau đây là của cơ quan bài tiết?

  • A. Màng plasma
  • B. Nephridia
  • C. Quả thận
  • D. Ống Malpighian
Câu 34
Mã câu hỏi: 45385

Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

  • A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,. . . )
  • B.  Hoạt động hấp thụ
  • C. Hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, cholesteron. . . . )
  • D. Câu A và C
Câu 35
Mã câu hỏi: 45386

1. Xistêin.

2. Axit uric.

3. Glucôzơ.

4. Canxi.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 36
Mã câu hỏi: 45387

Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là

  • A. Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể.
  • B. Khẩu phần ăn hợp lí.
  • C. Đi tiểu đúng lúc.
  • D. Cả A, B và C
Câu 37
Mã câu hỏi: 45388

Đâu không phải là tác nhân gây bệnh cho hệ bài tiết nước tiểu?

  • A. Prôtêin huyết tương.
  • B. Khẩu phần ăn uống không hợp lí.
  • C. Các chất độc hại trong thức ăn.
  • D. Vi sinh vật gây bệnh.
Câu 38
Mã câu hỏi: 45389

I. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

II. Xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí.

III. Ngủ muộn, dậy sớm.

IV. Đi tiểu đúng lúc, tránh nhịn tiểu.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 39
Mã câu hỏi: 45390

Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần thực hiện những điều gì sau đây ?

1. Ăn quá mặn, quá chua

2. Uống nước vừa đủ

3. Đi tiểu khi có nhu cầu

4. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 40
Mã câu hỏi: 45391

Tế bào ống thận có thể bị tổn thương do tác động của nhân tố nào sau đây?

  • A. Asenic
  • B. Vi khuẩn
  • C. Thuỷ ngân
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ