Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập hè môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 97502

Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 

1. Quần xã 

2. Quần thể   

3. Cơ thể    

4. Hệ sinh thái 

5. Tế bào          

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

  • A. 5-3-2-4-1
  • B. 5-3-2-1-4
  • C. 5-2-3-1-4  
  • D. 5-2-3-4-1
Câu 2
Mã câu hỏi: 97503

Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

  • A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
  • B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể
  • C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái
  • D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
Câu 3
Mã câu hỏi: 97504

Định nghĩa về giới

  • A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
  • B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
  • C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
  • D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.
Câu 4
Mã câu hỏi: 97505

Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:

  • A. Loài
  • B. Chi
  • C. Quần thể
  • D. Giới
Câu 5
Mã câu hỏi: 97506

Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là?

  • A. Linnê và Hacken
  • B. Lơvenhuc và Margulis
  • C. Hacken và Whittaker
  • D. Whittaker và Margulis
Câu 6
Mã câu hỏi: 97507

Cho các hiện tượng sau:

(1) Con gọng vó có thể đứng và chạy trên mặt nước

(2) Ở thực vật, nước được vận chuyển từ rễ qua thân lên lá cây

(3) Người toát mồ hôi khi trời nóng

(4) Sợi bông hút nước

Có mấy hiện tượng trên đây thể hiện tính liên kết qua các phân tử nước?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 97508

Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

  • A. C, H, O, P
  • B. C, H, O, N
  • C. O, P, C, N
  • D. H, O, N, P
Câu 8
Mã câu hỏi: 97509

Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là:

  • A. Tinh bột
  • B. Xenlulôzơ
  • C. Đường lối
  • D. Cacbohyđrat
Câu 9
Mã câu hỏi: 97510

Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là:

  • A. C, H, O, N, P
  • B. C, H, O, N
  • C. K, H, P, O, S, N
  • D. C, O, N, P
Câu 10
Mã câu hỏi: 97511

Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

  • A. C, H, O, N, P
  • B. C, H, O, P, K
  • C. C, H, O, S
  • D. C, H, O, P
Câu 11
Mã câu hỏi: 97512

Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:

  • A. Vi khuẩn và virut
  • B. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh
  • C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ
  • D. Vi khuẩn và nấm đơn bào
Câu 12
Mã câu hỏi: 97513

Tế bào ở các sinh vật nào là tế bào nhân thực:

  • A. Động vật, thực vật, vi khuẩn
  • B. Động vật, thực vật, nấm
  • C. Động vật, thực vật, virut
  • D. Động vật, nấm, vi khuẩn
Câu 13
Mã câu hỏi: 97514

Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là:

  • A. Chứa đựng thông tin di truyền
  • B. Tổng hợp nên ribôxôm
  • C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
  • D. Cả A và C
Câu 14
Mã câu hỏi: 97515

Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là:

  • A. Lizôxôm.
  • B. Perôxixôm.
  • C. Gliôxixôm.
  • D. Ribôxôm.
Câu 15
Mã câu hỏi: 97516

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?

  • A. Hòa tan trong dung môi
  • B. Thể rắn
  • C. Thể nguyên tử
  • D. Thể khí
Câu 16
Mã câu hỏi: 97517

Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?

  • A. Đều có màng kép và riboxom
  • B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom
  • C. Đều tổng hợp được ATP
  • D. Đều có hệ enzim chuyển hóa năng lượng
Câu 17
Mã câu hỏi: 97518

Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy loại ?

  • A. 3 loại
  • B. 5 loại
  • C. 4 loại
  • D. 2 loại
Câu 18
Mã câu hỏi: 97519

Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

  • A. Là hợp chất cao năng
  • B. Là chất xúc tác sinh học
  • C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
  • D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Câu 19
Mã câu hỏi: 97520

Hô hấp tế bào là gì?

  • A. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • B. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • C. Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.
  • D. Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.
Câu 20
Mã câu hỏi: 97521

Chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp là:

  • A. CO2.
  • B. O2.
  • C. H2.
  • D. Cả A, B và C
Câu 21
Mã câu hỏi: 97522

Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là gì?

  • A. hóa năng, động năng
  • B. nhiệt năng, thế năng
  • C. điện năng, động năng 
  • D. hóa năng
Câu 22
Mã câu hỏi: 97523

Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :

  • A. Quá trình phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào
  • C. Phát triển tế bào  
  • D. Phân chia tế bào
Câu 23
Mã câu hỏi: 97524

Quá trình giảm phân xảy ra ở đâu?

  • A. Tế bào sinh dục chín
  • B. Tế bào sinh dưỡng.
  • C. Hợp tử.
  • D. Giao tử.
Câu 24
Mã câu hỏi: 97525

Vi sinh vật là?

  • A. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
  • B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
  • C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác.
  • D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Câu 25
Mã câu hỏi: 97526

Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh?

  • A. Do có cấu tạo đơn giản, tốc độ sinh sản nhanh.
  • B. Do hấp thụ các chất chậm nhưng tốc độ chuyển hóa nhanh.
  • C. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
  • D. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng chậm nhưng quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
Câu 26
Mã câu hỏi: 97527

“Vi sinh vật có thời gian phân đôi rất ngắn, vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và …. diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh”.

  • A. Sinh tổng hợp các chất
  • B. Phân giải
  • C. Hô hấp
  • D. Vận chuyển các chất
Câu 27
Mã câu hỏi: 97528

Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:

  • A. Sự tăng sinh khối của quần thể.
  • B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
  • C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
  • D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Câu 28
Mã câu hỏi: 97529

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:

  • A. Sự sinh sản của vi khuẩn.
  • B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
  • C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
  • D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Câu 29
Mã câu hỏi: 97530

Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò

  • A. Là nhân tố sinh trưởng.
  • B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.
  • C. Cân bằng hoá thẩm thấu.
  • D. Hoạt hoá enzim.
Câu 30
Mã câu hỏi: 97531

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O

  • A. Là những nguyên tố vi lượng
  • B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
  • C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
  • D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 31
Mã câu hỏi: 97532

Virut là gì?

  • A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu tạo tế bào
  • B. Có vỏ là prôtêin và lõi là axit nuclêic
  • C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 32
Mã câu hỏi: 97533

Điều sau đây đúng khi nói về vi rút là:

  • A. Là dạng sống đơn giản nhất
  • B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
  • C. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic
  • D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 33
Mã câu hỏi: 97534

Sự nhân lên của virut nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy giai đoạn?

  • A. 4 giai đoạn
  • B. 5 giai đoạn
  • C. 6 giai đoạn
  • D. 7 giai đoạn
Câu 34
Mã câu hỏi: 97535

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…

  • A. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
  • B. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.
  • C. Hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích  
  • D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
Câu 35
Mã câu hỏi: 97536

Bệnh nào dưới đây không phải do virut gây ra?

  • A. Bại liệt
  • B. Sốt xuất huyết
  • C. Viêm não ngựa
  • D. Lang ben
Câu 36
Mã câu hỏi: 97537

Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:

  • A. Viêm não Nhật bản
  • B. Thương hàn
  • C. Uốn ván
  • D. Dịch hạch
Câu 37
Mã câu hỏi: 97538

Bệnh truyền nhiễm là bệnh như thế nào?

  • A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
  • B. Do vi khuẩn và virut gây ra
  • C. Do nấm và đông vật nguyên sinh truyền qua
  • D. Chỉ có ở động vật, thực vật
Câu 38
Mã câu hỏi: 97539

Bệnh truyền nhiễm là gì?

  • A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác
  • B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
  • C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên
  • D. Cả A, B và C
Câu 39
Mã câu hỏi: 97540

Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?

  • A. Khí oxi và đường
  • B. Đường và nước
  • C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng  
  • D. Khí cacbonic và nước
Câu 40
Mã câu hỏi: 97541

Chất khí được thải ra trong quá trình quang hợp là:

  • A. CO2.
  • B. O2.
  • C. H2.
  • D. N2.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ