Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương Cơ học và Nhiệt học môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân An

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 41974

Thành tích của một học sinh trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là

  • A. 40m/s.
  • B. 8 m/s.
  • C. 4,88m/s.
  • D. 120m/s.
Câu 2
Mã câu hỏi: 41975

Một canô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu canô đi ngược dòng nước từ B về A thì hết 45 phút. Nếu canô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là

  • A. 1,5 h
  • B. 2,5 h 
  • C. 2 h
  • D. 3 h
Câu 3
Mã câu hỏi: 41976

Ta có thể có các cách nào để nhiệt năng của một vật tăng lên ?

  • A. Thực hiện công
  • B. Truyền nhiệt
  • C. Giảm ma sát
  • D. Cả A và B
Câu 4
Mã câu hỏi: 41977

Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Tính công của người kéo.

  • A. 4440J
  • B. 3440J
  • C. 2440J
  • D. 1440J
Câu 5
Mã câu hỏi: 41978

 Tính công suất của người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s biết người ấy phải dùng một lực F = 180N. 

  • A. 26W
  • B. 62W
  • C. 27W
  • D. 72W
Câu 6
Mã câu hỏi: 41979

Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?

  • A. Nam làm việc khỏe hơn
  • B. An làm việc khỏe hơn
  • C. Hai bạn khỏe như nhau
  • D. Không thể xác định được.
Câu 7
Mã câu hỏi: 41980

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Một hòn đá được ném lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì hòn đá có:

  • A. Động năng giảm dần, thế năng không đổi.
  • B. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
  • C. Động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
  • D. Thế năng tăng dần, động năng tăng dần.
Câu 8
Mã câu hỏi: 41981

Trường họp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi ?

  • A. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng.
  • B. Cái tên nằm trong cái cung đã được dương.
  • C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy.
  • D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng .
Câu 9
Mã câu hỏi: 41982

Một ôtô tải và một xe môtô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc. Công suất của :

  • A. Mô tô bằng của xe tải.       
  • B. Mô tô lớn hơn của xe tải.
  • C. Mô tô nhỏ hơn của xe tải
  • D. A, B đều sai.
Câu 10
Mã câu hỏi: 41983

Để đưa một vật lên độ cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 30 kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?

  • A. 75kg
  • B. 50kg
  • C. 150kg
  • D. 100kg
Câu 11
Mã câu hỏi: 41984

Công suất là:

  • A. Công thực hiện được trong một giây.
  • B. Công thực hiện được trong một ngày.
  • C. Công thực hiện được trong một giờ.
  • D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 12
Mã câu hỏi: 41985

Biểu thức tính công suất là:

  • A. P = t
  • B. P = A/t
  • C. P = t/A 
  • D. P = At
Câu 13
Mã câu hỏi: 41986

Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

  • A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  • B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
  • C. Công suất được xác định bằng công thức P = t
  • D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 14
Mã câu hỏi: 41987

Đơn vị của công suất là

  • A. Oát (W)
  • B. Kilôoát (kW)
  • C. Jun trên giây (J/s)
  • D. Cả ba đơn vị trên
Câu 15
Mã câu hỏi: 41988

Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

  • A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
  • C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • D. Các phương án trên đều không đúng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 41989

Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.

  • A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.
  • B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam.
  • C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
  • D. Không đủ căn cứ để so sánh.
Câu 17
Mã câu hỏi: 41990

Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

  • A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
  • B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
  • C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
  • D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.
Câu 18
Mã câu hỏi: 41991

Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45 J?

  • A. 2,25W
  • B. 6,25W
  • C. 8,25W
  • D. 4,25W
Câu 19
Mã câu hỏi: 41992

Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

  • A. 84W
  • B. 48W
  • C. 28W
  • D. 82W
Câu 20
Mã câu hỏi: 41993

Các chất được cấu tạo từ

  • A.  tế bào  
  • B. các nguyên tử, phân tử 
  • C. hợp chất
  • D. các mô
Câu 21
Mã câu hỏi: 41994

Chọn phát biểu sai?

  • A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
  • B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
  • C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
  • D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 22
Mã câu hỏi: 41995

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

  • A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
  • B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
  • C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
  • D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 23
Mã câu hỏi: 41996

Chọn phát biểu đúng?

  • A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
  • B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
  • C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
  • D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 41997

Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

  • A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
  • B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
  • C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
  • D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 25
Mã câu hỏi: 41998

Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

  • A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.
  • B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
  • C.  Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
  • D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 26
Mã câu hỏi: 41999

Vì sao nước biển có vị mặn?

  • A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
  • B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
  • C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
  • D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 27
Mã câu hỏi: 42000

Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
  • B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
  • C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
  • D. Một cách giải thích khác.
Câu 28
Mã câu hỏi: 42001

Chọn câu đúng

  • A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
  • B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
  • C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
  • D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 42002

Chọn câu sai:

  • A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
  • B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
  • C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
  • D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 30
Mã câu hỏi: 42003

Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

  • A. chuyển động không ngừng.
  • B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
  • C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  • D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ