Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 8 môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Việt Đức

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 101824

Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn.
  • B. Có ranh giới địa lí xác định.
  • C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
  • D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
Câu 2
Mã câu hỏi: 101825

Trung tâm công nghiệp thường là các vùng như thế nào?

  • A. Các thành phố vừa và lớn.
  • B. Các vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • C. Các thành phố nhỏ.
  • D. Tổ chức ở trình độ thấp.
Câu 3
Mã câu hỏi: 101826

Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của hình thức nào?

  • A. Vùng công nghiệp.
  • B. Điểm công nghiệp.
  • C. Trung tâm công nghiệp.
  • D. Khu công nghiệp tập trung.
Câu 4
Mã câu hỏi: 101827

Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là gì?

  • A. Điểm công nghiệp.
  • B. Xí nghiệp công nghiệp.
  • C. Khu công nghiệp.
  • D. Trung tâm công nghiệp.
Câu 5
Mã câu hỏi: 101828

Điểm công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Gồm nhiều xí nghiệp tập trung, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
  • B. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố cách xa vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
  • C. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
  • D. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và không bao gồm điểm dân cư.
Câu 6
Mã câu hỏi: 101829

Ý nào sau đây là đặc điểm của vùng công nghiệp?

  • A. Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
  • B. Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa).
  • C.  Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.
  • D. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 101830

“Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là gì?

  • A. Điểm công nghiệp.
  • B. Trung tâm công nghiệp.
  • C. Khu chế xuất.
  • D. Vùng công nghiệp.
Câu 8
Mã câu hỏi: 101831

Vùng công nghiệp không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn.
  • B. Là vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • C. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.
  • D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
Câu 9
Mã câu hỏi: 101832

“Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu”, đây là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

  • A. Điểm công nghiệp.
  • B. Khu công nghiệp.
  • C. Trung tâm công nghiệp.
  • D. Vùng công nghiệp.
Câu 10
Mã câu hỏi: 101833

Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

  • A. Gần nguồn nước.
  • B. Gần đầu mối giao thông.
  • C. Gần nguồn khoáng sản.
  • D. Gần các khu dân cư.
Câu 11
Mã câu hỏi: 101834

Nhân tố tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp là gì?

  • A. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  • B. Thị trường.
  • C. Chính sách phát triển.
  • D. Dân cư – lao động.
Câu 12
Mã câu hỏi: 101835

Việc phân loại các ngành công nghiệp thành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến dựa vào căn cứ đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Công dụng kinh tế của sản phẩm.
  • B. Tính chất tác động đến đối tượng lao động.
  • C. Nguồn gốc sản phẩm.
  • D. Tính chất sở hữu của sản phẩm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 101836

Đối với ngành công nghiệp cơ khí, yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định hàng đầu?

  • A. Dân cư và lao động.
  • B. Thị trường tiêu thụ.
  • C. Tiến bộ và khoa học kỹ thuật.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 14
Mã câu hỏi: 101837

Tại sao sản xuất công nghiệp có tính chất hai giai đoạn?

  • A. Trình độ sản xuất.
  • B. Đối tượng lao động.
  • C. Máy móc, công nghiệp.
  • D. Trình độ lao động.
Câu 15
Mã câu hỏi: 101838

 Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm nào dưới đây khác với sản xuất công nghiệp?

  • A. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào một thời gian nhất định.
  • B. Sản xuất nông nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
  • C. Sản xuất nông nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ.
  • D. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.
Câu 16
Mã câu hỏi: 101839

Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?

  • A. Dân cư và lao động.
  • B. Thị trường.
  • C. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  • D. Chính sách.
Câu 17
Mã câu hỏi: 101840

Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở yếu tố nào?

  • A. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.
  • B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • C. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.
  • D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên.
Câu 18
Mã câu hỏi: 101841

Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm sản xuất của công nghiệp?

  • A. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp luôn tiến hành tuần tự và tách xa nhau về mặt không gian.
  • B. Sản xuất công nghiệp mang tính chất tập trung cao độ.
  • C. Sản xuất công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
  • D. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 101842

Nhân tố có tác dụng lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là gì?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Dân cư và nguồn lao động.
  • D. Cơ sở hạ tầng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 101843

Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế là thể hiện vai trò nào dưới đây của ngành công nghiệp?

  • A. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp.
  • B. Vai trò thứ chủ yếu của ngành công nghiệp.
  • C. Vai trò tiền đề của ngành công nghiệp.
  • D. Vai trò không quan trọng của ngành công nghiệp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 101844

Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia.
  • B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
  • C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của mmọt quốc gia.
  • D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.
Câu 22
Mã câu hỏi: 101845

Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do nguyên nhân nào dưới đây?

  • A. Nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới.
  • B. Có nhiều nguồn sản xuất điện.
  • C. Ngành này có hiệu quả kinh tế thấp.
  • D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời
Câu 23
Mã câu hỏi: 101846

Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được những sản phẩm nào dưới đây?

  • A. Hóa phẩm, dược phẩm.
  • B. Hóa phẩm, thực phẩm.
  • C. Dược phẩm, thực phẩm.
  • D. Thực phẩm, mỹ phẩm.
Câu 24
Mã câu hỏi: 101847

Ngành công nghiệp điện lực có vai trò nào sau đây:

  • A. Làm nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công.
  • B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
  • D. Đảm bảo công cụ, thiết bị, máy động lực cho các ngành.
Câu 25
Mã câu hỏi: 101848

Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Bắc trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 101849

Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác thuộc tỉnh nào dưới đây?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Hòa Bình.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Cà Mau.
Câu 27
Mã câu hỏi: 101850

Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

  • A. Trung Đông.
  • B. Bắc Mĩ.
  • C. Mĩ Latinh.
  • D. Nga và Đông Âu.
Câu 28
Mã câu hỏi: 101851

Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?

  • A. Hoa Kì.
  • B. A – rập Xê – út.
  • C. Việt Nam.
  • D. Trung Quốc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 101852

Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước như thế nào?

  • A. Có tiềm năng dầu khí lớn.
  • B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.
  • C. Có trữ lượng than lớn.
  • D. Có nhiều sông lớn.
Câu 30
Mã câu hỏi: 101853

Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là gì?

  • A. Cơ khí.
  • B. Luyện kim.
  • C. Năng lượng.
  • D. Dệt.
Câu 31
Mã câu hỏi: 101854

Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước có đặc điểm ra sao?

  • A. Đang phát triển.
  • B. Có trữ lượng than lớn.
  • C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.
  • D. Có trình độ công nghệ cao.
Câu 32
Mã câu hỏi: 101855

Các ngành sản xuất máy bay, ôtô, kỹ thuật điện, hoá chất thì cần nhiều sản phẩm nguyên liệu của ngành công nghiệp nào?

  • A. Luyện kim màu.
  • B. Luyện kim đen.
  • C. Hoá chất tổng hợp.
  • D. Công nghiệp cơ khí.
Câu 33
Mã câu hỏi: 101856

Ngành công nghiệp nào dưới đây xuất hiện sớm nhất trên thế giới?

  • A. Khai thác than.
  • B. Khai thác dầu mỏ và khí đốt.
  • C. Điện lực.
  • D. Cơ khí và hoá chất.
Câu 34
Mã câu hỏi: 101857

Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất trong các ngành công nghiệp được nêu ra?

  • A. Công nghiệp thực phẩm.
  • B. Công nghiệp điện tử - tin học.
  • C. Công nghiệp năng lượng.
  • D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 35
Mã câu hỏi: 101858

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

  • A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
  • B. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.
  • C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.
  • D. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
Câu 36
Mã câu hỏi: 101859

Vì sao ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng?

  • A. Cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
  • B. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho tất cả các ngành kinh tế.
  • C. Có giá trị xuất khẩu.
  • D. Tạo được công ăn việc làm cho phần lớn người lao động.
Câu 37
Mã câu hỏi: 101860

Sự phân bố của ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguồn nguyên liệu?

  • A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • B. Công nghiệp điện tử - tin học.
  • C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
  • D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 38
Mã câu hỏi: 101861

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành nào?

  • A. giao thông vận tải.
  • B. thương mại.
  • C. du lịch.
  • D. nông nghiệp.
Câu 39
Mã câu hỏi: 101862

Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Khu vực thành thị.
  • B. Khu vực nông thôn.
  • C. Khu vực ven thành phố lớn.
  • D. Khu vực tâp trung đông dân cư.
Câu 40
Mã câu hỏi: 101863

Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Khu vực thành thị.
  • B. Khu vực nông thôn.
  • C. Khu vực ven thành phố lớn.
  • D. Khu vực tâp trung đông dân cư.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ