Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm 2021

20/09/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 315215

Dung dịch nước clo có màu gì?

  • A. Xanh lục
  • B. Hồng
  • C. Tím
  • D. Vàng lục
Câu 2
Mã câu hỏi: 315216

 Nước clo thường được dùng phổ biến để diệt trùng trong bể bơi. Vậy nước clo là gì?

  • A. HCl
  • B. HClO.
  • C. HCl và HClO.
  • D. H2O.
Câu 3
Mã câu hỏi: 315217

 Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?

  • A.

    Hiđro clorua

  • B. Hiđro florua
  • C. Hiđro bromua
  • D. Hiđro iotua
Câu 4
Mã câu hỏi: 315218

Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì?

  • A. Điện phân dung dịch
  • B. Thủy phân
  • C. Nhiệt phân
  • D. Điện phân nóng chảy
Câu 5
Mã câu hỏi: 315219

Clo tác dụng với sắt dư, sản phẩm thu được là gì?

  • A.

    FeCl3

  • B. FeCl2
  • C. Fe
  • D. Fe và FeCl3
Câu 6
Mã câu hỏi: 315220

Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là bao nhiêu?

  • A. 0,05M.
  • B. 0,5M.
  • C. 1,0M.
  • D. 1,5M.
Câu 7
Mã câu hỏi: 315221

Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?

  • A. 6,72 lít.
  • B. 13,44 lít.
  • C. 14,56 lít.
  • D. 19,2 lít.
Câu 8
Mã câu hỏi: 315222

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là gì?

  • A. quì tím ẩm
  • B. dd NaOH
  • C. dd AgNO3
  • D. dd brom
Câu 9
Mã câu hỏi: 315223

Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):

  • A. Dùng nước vôi trong dư.
  • B. Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm.
  • C. Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm.
  • D. Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong.
Câu 10
Mã câu hỏi: 315224

Dạng thù hình của một nguyên tố là gì?

  • A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
  • B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
  • C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon.
  • D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố phi kim với oxi.
Câu 11
Mã câu hỏi: 315225

Các dạng thù hình của cacbon là gì?

  • A.  than chì, cacbon vô định hình, khí cacbonic.
  • B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.
  • C. cacbon, cacbon oxit; cacbon ddioxxit.
  • D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Câu 12
Mã câu hỏi: 315226

Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm?

  • A. điện cực, chất khử.
  • B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
  • C. ruột bút chì, chất bôi trơn.
  • D. mũi khoan, dao cắt kính.
Câu 13
Mã câu hỏi: 315227

Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?

  • A. Kali.
  • B. Silic.
  • C. Cacbon.
  • D. Natri.
Câu 14
Mã câu hỏi: 315228

Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là gì?

  • A.

    CuO, BaO, Fe2O3.

  • B. PbO, CuO, FeO.
  • C. Fe2O3, PbO, Al2O3.
  • D. K2O, ZnO, Fe3O4
Câu 15
Mã câu hỏi: 315229

Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng chất gì?

  • A. dung dịch HCl đặc, nóng.
  • B. dung dịch NaCl.
  • C. dung dịch CuSO4.
  • D. nước nóng
Câu 16
Mã câu hỏi: 315230

Đốt cháy hoàn toàn 12 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đktc là bao nhiêu?

  • A. 1,12 lít.
  • B. 11,2 lít.
  • C. 2,24 lít.
  • D. 22,4 lít.
Câu 17
Mã câu hỏi: 315231

Khối lượng C cần dùng để khử hoàn toàn 8 gam CuO thành kim loại là bao nhiêu?

  • A. 3,6 gam.
  • B. 1,2 gam.
  • C. 2,4 gam.
  • D. 0,6 gam.
Câu 18
Mã câu hỏi: 315232

Thể tích cacbon đioxit (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 8% tạp chất là bao nhiêu?

  • A. 1717,3 m3
  • B.

    1715,3 m3

  • C. 1710,3 m3
  • D. 1708 m3
Câu 19
Mã câu hỏi: 315233

Đốt cháy hoàn toàn 45g cacbon cần dùng V lít không khí (đktc). Biết Vkk = 5VO2 và sản phẩm tạo thành chỉ có cacbonđioxit.

  • A.  450 lít.
  • B. 425 lít.
  • C. 420 lít.
  • D.  400 lít.
Câu 20
Mã câu hỏi: 315234

Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

  • A.

    Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

  • B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...
  • C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, ....
  • D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...
Câu 21
Mã câu hỏi: 315235

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì sao?

  • A. đều có cấu tạo tinh thể như nhau.
  • B. đều do nguyên tố cacbon tạo nên.
  • C. đều có tính chất vật lí tương tự nhau.
  • D. cả A và B đều đúng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 315236

Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

  • A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng
  • B. Kali hiđroxit, nhôm oxit
  • C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng
  • D.  Nước vôi trong; nhôm oxit
Câu 23
Mã câu hỏi: 315237

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là gì?

  • A.

    CO, CO3

  • B. CO2, CO3
  • C. CO, CO2
  • D. CO2, C2O4
Câu 24
Mã câu hỏi: 315238

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là gì?

  • A.

    CO, CO3

  • B. CO2, CO3
  • C. CO, CO2
  • D. CO2, C2O4
Câu 25
Mã câu hỏi: 315239

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là gì?

  • A. Kim cương
  • B. Than chì
  • C.  Fuleren
  • D. Cả A, B, C và cacbon vô địch hình
Câu 26
Mã câu hỏi: 315240

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì sao?

  • A.

    Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

  • B. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
  • C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
  • D. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
Câu 27
Mã câu hỏi: 315241

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than có chứa 90% cacbon. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ.

  • A. 133333 kJ.
  • B. 147750 kJ.
  • C. 144450 kJ.
  • D. 191340 kJ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 315242

Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là gì?

  • A.

    CO, H2.

  • B. Cl2, CO2.
  • C. CO, CO2.
  • D. H2,
Câu 29
Mã câu hỏi: 315243

Đốt cháy 11,2 lít CO (đktc). Thể tích không khí cần cho phản ứng trên là Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 28 (có đáp án): Các oxit của cacbon | Bài tập Hóa học 9 có đáp án

  • A. 21,4 lít.
  • B. 24 lít.
  • C.  26 lít.
  • D. 28 lít.
Câu 30
Mã câu hỏi: 315244

Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?

  • A. Sự hô hấp của động vật và con người.
  • B. Cây xanh quang hợp.
  • C. Đốt than và khí đốt.
  • D. Quá trình nung vôi.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ