Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm 2021

20/09/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 315155

Nhận xét nào sau đây không đúng về Silic?

  • A. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
  • B. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
  • C. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
  • D. Một số hợp chất của silic: cát trắng, đất sét (cao lanh).
Câu 2
Mã câu hỏi: 315156

Khi cho nước tác dụng với oxit axit nào sau đây sẽ không thu được axit?

  • A.

    CO2.

  • B. SO2.
  • C. SiO2.
  • D. N2O5.
Câu 3
Mã câu hỏi: 315157

Nhận định nào sau đây về tính chất của silic là sai ?

  • A. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.
  • B. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit
  • C. Silic là chất rắn, màu xám.
  • D. Silic dẫn điện tốt nên được dùng làm pin mặt trời.
Câu 4
Mã câu hỏi: 315158

SiO2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất gì?

  • A. thủy tinh, đồ gốm.
  • B. thạch cao.
  • C. phân bón hóa học.
  • D.  chất dẻo.
Câu 5
Mã câu hỏi: 315159

Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 5,34 gam silic đioxit. Giá trị của m

  • A. 1,869 gam.
  • B.  2,492 gam.
  • C. 3,738 gam.
  • D. 1,246 gam.
Câu 6
Mã câu hỏi: 315160

Công nghiệp silicat gồm những ngành nào?

  • A. sản xuất đồ gốm, thủy tinh.
  • B. sản xuất xi măng.
  • C. sản xuất silic.
  • D.  sản xuất đồ gồm, thủy tinh, xi măng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 315161

Một loại thủy tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2. Công thức biểu diễn thành phần của loại thủy tinh này là

  • A.

    Na2O.CaO.6SiO2.

  • B. Na2O.CaO.3SiO2.
  • C. Na2O.2CaO.6SiO2.
  • D. Na2O.2CaO.3SiO2
Câu 8
Mã câu hỏi: 315162

Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

  • A. dung dịch HCl.
  • B. dung dịch HBr.
  • C. dung dịch HI.
  • D. dung dịch HF.
Câu 9
Mã câu hỏi: 315163

Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam SiO2 cần dùng vừa hết m gam dd HF 25%, sau phản ứng thu được dd X. Giá trị của m là

  • A. 12,8.
  • B. 6,4
  • C. 3,2
  • D. 2,56
Câu 10
Mã câu hỏi: 315164

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là gì?

  • A. oxi
  • B. cacbon
  • C. silic
  • D. sắt
Câu 11
Mã câu hỏi: 315165

Oxit axit nào sau đây không tác dụng với nước?

  • A. Cacon đioxit
  • B. Lưu huỳnh đioxit
  • C. Silic đioxit
  • D. Đinitơ pentaoxit
Câu 12
Mã câu hỏi: 315166

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2 là

  • A. oxit axit
  • B. oxit trung tính
  • C. oxit bazơ
  • D. oxit lưỡng tính
Câu 13
Mã câu hỏi: 315167

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A.

    NaOH và CO2

  • B. CO2 và C
  • C. SiO2 và NaOH
  • D. KOH và K2SiO3
Câu 14
Mã câu hỏi: 315168

Một loại thủy tinh thường chứa 13% natri oxit, 11,7% canxi oxit và 75,3 silic đioxit về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất của các oxit nào?

  • A.

    Na2O.2CaO.3SiO2

  • B. 2Na2O.CaO.SiO2
  • C. Na2O.CaO.6SiO2
  • D. 2Na2O.2CaO.SiO2
Câu 15
Mã câu hỏi: 315169

Để sản xuất 100 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?

  • A. 22,17 kg.
  • B. 27,12 kg.
  • C. 25,15 kg.
  • D. 20,92 kg.
Câu 16
Mã câu hỏi: 315170

Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%?

  • A. 26,61 kg.
  • B. 29,57 kg.
  • C. 20,56 kg.
  • D. 24,45 kg.
Câu 17
Mã câu hỏi: 315171

Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là gì?

  • A. O, F, N,
  • B. F, O, N,
  • C. O, N, C, F.
  • D. C, N, O, F.
Câu 18
Mã câu hỏi: 315172

Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau

  • A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
  • B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
  • C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
  • D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
Câu 19
Mã câu hỏi: 315173

Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ?

  • A. K, Na, Li, Rb.
  • B. Li, K, Rb, Na.
  • C.  Na, Li, Rb, K.
  • D. Li, Na, K, Rb.
Câu 20
Mã câu hỏi: 315174

 Cho các nguyên tố sau O, P, N. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần

  • A. O, P, N.
  • B. N, P, O.
  • C. P, N, O.
  • D. O, N, P.
Câu 21
Mã câu hỏi: 315175

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  • A. chu kỳ 3, nhóm II.
  • B. chu kỳ 3, nhóm III.
  • C. chu kỳ 2, nhóm II.
  • D. chu kỳ 2, nhóm III.
Câu 22
Mã câu hỏi: 315176

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là

  • A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.
  • B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
  • C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.
  • D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 23
Mã câu hỏi: 315177

Trong chu kỳ 3, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau

  • A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.
  • B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.
  • C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.
  • D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 315178

Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 19, chu kỳ 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh
  • B. Điện tích hạt nhân 19+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại mạnh.
  • C. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại yếu.
  • D. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.
Câu 25
Mã câu hỏi: 315179

Nguyên tố X ở chu kỳ 4 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy

  • A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.
  • B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.
  • C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.
  • D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 315180

Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

  • A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+, nguyên tử có 10 electron.
  • B. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2.
  • C. X là một khí hiếm.
  • D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.
Câu 27
Mã câu hỏi: 315181

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A.

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
  • C. Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7
  • D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Câu 28
Mã câu hỏi: 315182

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là gì?

  • A. Tính kim loại mạnh.
  • B. Tính phi kim mạnh.
  • C. X là khí hiếm.
  • D. Tính kim loại yếu.
Câu 29
Mã câu hỏi: 315183

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A. B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I
  • B. B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.
  • C. B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.
  • D. B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.
Câu 30
Mã câu hỏi: 315184

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.
  • B. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.
  • C.  X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.
  • D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ