Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 2 môn Địa lí 6 năm 2021

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 14292

Hai thành phần chính của lớp đất là gì?

  • A. Hữu cơ và nước
  • B.  Nước và không khí
  • C. Cơ giới và không khí
  • D. Khoáng và hữu cơ
Câu 2
Mã câu hỏi: 14293

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?

  • A. Đất phù sa ngọt
  • B. Đất feralit đồi núi
  • C. Đất badan
  • D. Đất ngập mặn
Câu 3
Mã câu hỏi: 14294

Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì sao?

  • A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
  • B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
  • C. Lượng mùn ít
  • D. Độ ẩm quá cao
Câu 4
Mã câu hỏi: 14295

Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là gì?

  • A. Địa hình
  • B.  Nguồn nước
  • C.  Khí hậu
  • D.  Đất đai
Câu 5
Mã câu hỏi: 14296

Một số thực vật rừng và cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là gì?

  • A. Dừa, cao su
  • B. Táo, nho, củ cải đường
  • C. Thông, tùng
  • D. Chà là, xương rồng
Câu 6
Mã câu hỏi: 14297

Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

  • A. phá rừng bừa bãi.
  • B. săn bắn động vật quý hiếm.
  • C. Lai tạo ra nhiều giống.
  • D. Đốt rừng làm nương rãy.
Câu 7
Mã câu hỏi: 14298

Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông?

  • A. Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp)
  • B. Cá tra, cá hồi
  • C. Cá voi xám
  • D. Rùa
Câu 8
Mã câu hỏi: 14299

Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?

  • A. Nhiều hơn thực vật
  • B.  Ít hơn thực vật
  • C. Tương đương nhau
  • D. Tùy loài động vật.
Câu 9
Mã câu hỏi: 14300

Các loài động vật nào thuộc loài động vật di cư?

  • A. Gấu trắng Bắc Cực.
  • B. Thú túi đuôi quấn châu Phi.
  • C. Vượn cáo nhiệt đới.
  • D. Các loài chim, rùa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 14301

Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa:

  • A. chân núi và sườn núi.
  • B. các nơi có khí hậu khác nhau.
  • C. các loại đất khác nhau.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 14302

Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

  • A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
  • B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
  • C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
  • D. Trồng và bảo vệ rừng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 14303

Lớp vỏ sinh vật là?

  • A. Sinh vật quyển.
  • B. Thổ nhưỡng.
  • C. Khí hậu và sinh quyển.
  • D. Lớp vỏ Trái Đất.
Câu 13
Mã câu hỏi: 14304

Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ?

  • A.  rêu, địa y.
  • B.  cây lá kim.
  • C. cây lá cứng.
  • D. sồi, dẻ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 14305

Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là gì?

  • A. Thạch quyển
  • B. Động vật quyển
  • C. Sinh quyển
  • D. Quyển thực vật
Câu 15
Mã câu hỏi: 14306

Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?

  • A. Phá rừng bừa bãi.
  • B. Săn bắn động vật quý hiếm.
  • C. Lai tạo ra nhiều giống.
  • D. Đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 16
Mã câu hỏi: 14307

Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật?

  • A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
  • B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
  • C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
  • D. Trồng và bảo vệ rừng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 14308

Nguyên nhân thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam do:

  • A. Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết
  • B. Bán cầu Nam không có đới lạnh
  • C. Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc
  • D. Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu
Câu 18
Mã câu hỏi: 14309

Sự phát triển và phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật do

  • A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
  • B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật
  • C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật
  • D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ
Câu 19
Mã câu hỏi: 14310

Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là gì?

  • A. Sông Thái Bình, sông Đà
  • B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
  • C. Sông Cửu Long, sông Hồng
  • D.  Sông Mã, sông Đồng Nai
Câu 20
Mã câu hỏi: 14311

Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là bao nhiêu?

  • A. Từ 300 – 400m
  • B. Từ 400- 500m
  • C.  Từ 200 – 300m
  • D. Trên 500m
Câu 21
Mã câu hỏi: 14312

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là đồng bằng bào mòn?

  • A. Đồng bằng A-ma-dôn
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Đồng bằng châu Âu
  • D.  Đồng bằng Hoàng Hà
Câu 22
Mã câu hỏi: 14313

Độ cao tương đối của đồi là bao nhiêu?

  • A. Từ 200 -300m
  • B. Từ 400- 500m
  • C. Từ 300 – 400m
  • D. Dưới 200 m
Câu 23
Mã câu hỏi: 14314

Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc vùng nào?

  • A. Trung du Bắc Bộ
  • B.  Cao nguyên nam Trung Bộ
  • C. Thượng du Bắc Trung Bộ
  • D.  Đông Nam Bộ
Câu 24
Mã câu hỏi: 14315

Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới bao nhiêu m?

  • A. 200 m.
  • B. 300 m.
  • C. 400 m.
  • D.  500 m.
Câu 25
Mã câu hỏi: 14316

Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.
Câu 26
Mã câu hỏi: 14317

Cao nguyên rất thuận lợi cho việc gì?

  • A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • B.  trồng cây công nghiệp và cây lương thực
  • C.  trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
  • D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn
Câu 27
Mã câu hỏi: 14318

Bình nguyên thuận lợi cho việc gì?

  • A. trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.
  • B.  trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
  • C. trồng cây lương thực và thực phẩm.
  • D. trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 28
Mã câu hỏi: 14319

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

  • A. Là dạng địa hình nhô cao.
  • B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.
  • C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
  • D. Thường tập trung thành vùng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 14320

Vùng đồng bằng thuận lợi cho việc gì?

  • A. trồng cây lương thực và thực phẩm.
  • B. chăn nuôi gia súc lớn.
  • C. trồng cây công nghiệp.
  • D. trồng rừng.
Câu 30
Mã câu hỏi: 14321

Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là gì?

  • A. địa hình núi cao.
  • B. các cao nguyên.
  • C. đồng bằng.
  • D. thung lũng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ