Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra trắc nghiệm ôn tập Chương 6 môn Vật lý 10 năm 2020

15/04/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 90069

Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?

  • A. Q < 0 và A > 0.
  • B. Q > 0 và A > 0.
  • C. Q > 0 và A < 0.
  • D. Q < 0 và A < 0.
Câu 2
Mã câu hỏi: 90070

Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?

  • A. ΔU = Q với Q > 0.
  • B. ΔU = Q + A với A > 0.
  • C. ΔU = Q + A với A < 0.
  • D. ΔU = Q với Q < 0.
Câu 3
Mã câu hỏi: 90071

Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

  • A. ngừng chuyển động.
  • B. nhận thêm động năng.
  • C. chuyển động chậm đi.
  • D. va chạm vào nhau.
Câu 4
Mã câu hỏi: 90072

Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Khối lượng của vật.
  • B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật.
  • D. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 5
Mã câu hỏi: 90073

Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

  • A. 500 J.
  • B. 3500 J.
  • C. – 3500 J.
  • D. – 500 J.
Câu 6
Mã câu hỏi: 90074

Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?

  • A. ΔU = Q với Q > 0.
  • B. ΔU = Q với Q < 0.
  • C. ΔU = A với A > 0.
  • D. ΔU = A với A < 0.
Câu 7
Mã câu hỏi: 90075

Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

  • A. Nhiệt lượng khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí.
  • B. Nhiệt lượng khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí.
  • C. Nhiệt lượng khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí.
  • D. Nhiệt lượng khí nhận được lớn hơn hoặc bằng độ tăng nội năng của khí.
Câu 8
Mã câu hỏi: 90076

Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức ∆U = A + Q, với quy ước

  • A. Q > 0: hệ truyền nhiệt.
  • B. A < 0: hệ nhận công.
  • C. Q < 0: hệ nhận nhiệt.
  • D. A > 0: hệ nhận công.
Câu 9
Mã câu hỏi: 90077

Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công ?

  • A. Không đổi.
  • B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
  • C. Giảm.
  • D. Tăng.
Câu 10
Mã câu hỏi: 90078

Định luật, nguyên lí vật lý nào cho phép giải thích hiện tượng chất khí nóng lên khi bị nén nhanh (ví dụ không khí bị nén trong chiếc bơm xe đạp)?

  • A. Định luật bảo toàn cơ năng.
  • B. Nguyên lí I nhiệt động lực học.
  • C. Nguyên lí II nhiệt động lực học.
  • D. Định luật bảo toàn động lượng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 90079

Trong các hệ thức sau, hệ thức nào biểu diễn cho quá trình nung nóng khí trong bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?

  • A. ∆U = 0.
  • B. ∆U = A + Q.
  • C. ∆U = Q.
  • D. ∆U =
Câu 12
Mã câu hỏi: 90080

Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?

  • A. Nhận công và tỏa nhiệt.
  • B. Nhận nhiệt và sinh công.
  • C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
  • D. Nhận công và nội năng giảm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 90081

Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lí II nhiệt động lực học ?

  • A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
  • B. Động cơ nhiệt chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
  • C. Nhiệt lượng không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
  • D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật và biến thành công mà vật thực hiện được.
Câu 14
Mã câu hỏi: 90082

Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công?

  • A. Không đổi.
  • B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
  • C. Giảm.
  • D. Tăng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 90083

Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận nào sau đây là đúng.

  • A. Nội năng của khí tăng 80J.
  • B. Nội năng của khí tăng 120J.
  • C. Nội năng của khí giảm 80J.
  • D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 16
Mã câu hỏi: 90084

Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?

  • A. ∆U = A + Q.
  • B. ∆U = Q.
  • C. ∆U =
  • D. A + Q = 0.
Câu 17
Mã câu hỏi: 90085

Chọn câu đúng.

  • A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng.
  • B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch.
  • C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công.
  • D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công
Câu 18
Mã câu hỏi: 90086

Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?

  • A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
  • B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
  • D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 90087

Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.

  • A. 120 J.
  • B. 100 J.
  • C. 80 J.
  • D. 60 J.
Câu 20
Mã câu hỏi: 90088

Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.

  • A. 340 J.
  • B. 200 J.
  • C. 170 J.
  • D. 60 J.
Câu 21
Mã câu hỏi: 90089

Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J. Chọn kết luận đúng.

  • A. Khí nhận nhiệt 20J và sinh công 10J.
  • B. Khí truyền nhiệt 20J và nhận công 10J.
  • C. Khí truyền sang môi trường xung quanh nhiệt lượng 10J.
  • D. Khí nhận nhiệt lượng là 10J.
Câu 22
Mã câu hỏi: 90090

Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã

  • A.  sinh công là 40J.
  • B. nhận công là 20J.
  • C. thực hiện công là 20J.
  • D. nhận công là 40J.
Câu 23
Mã câu hỏi: 90091

Trường hợp nào làm biến đổi nội năng không do thực hiện công.

  • A. Đun nóng nước bằng bếp
  • B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm
  • C. Nén khí trong xi lanh
  • D. Cọ sát hai vật vào nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 90092

Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là:

  • A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc nóng lên.
  • B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi
  • C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
  • D. Cho cơm nóng vào bát thi bưng bát cũng thấy nóng.
Câu 25
Mã câu hỏi: 90093

Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây

  • A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
  • B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
  • C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
  • D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 90094

Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào:

  • A. thời gian truyền nhiệt
  • B. độ biến thiên nhiệt độ.
  • C. khối lượng của chất.
  • D. nhiệt dung riêng của chất.
Câu 27
Mã câu hỏi: 90095

Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 5kg nước từ 15oC đến 100oC trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 1,5kg. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; của sắt là 460 J/kg.K.

  • A. 180950 J
  • B. 1950650 J
  • C. 1843650 J
  • D. 2113690 J
Câu 28
Mã câu hỏi: 90096

Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông làm thể tích của khí tăng thêm 0,5 m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là:

  • A. 2,6.106 J.
  • B. 3,2.106 J.
  • C. 2.106 J.
  • D. 4,6.106 J.
Câu 29
Mã câu hỏi: 90097

Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 20 oC. Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 500 oC. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K; của sắt là 0,46.103 J/kg.K. Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là:

  • A. 42,9 o
  • B. 22,6 o
  • C. 32,9 o
  • D. 39,9 o
Câu 30
Mã câu hỏi: 90098

Một hòn bi thép có trọng lượng 0,5N rơi từ độ cao 2m xuống một tấm đá rồi nảy lên tới độ cao 1,4m. Tính lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nội năng của bi và tấm đá. Chọn đáp án đúng.

  • A. 0,6J.
  • B.  0,9J.
  • C. 0,5J.
  • D.  0,3J.
Câu 31
Mã câu hỏi: 90099

Một lượng khí lí tưởng chứa trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái ban đầu của khí là 10 dm3; 100 kPa; 300 K. Khí được làm lạnh theo một quá trình đẳng áp tới khi thể tích còn 6 dm3. Xác định nhiệt độ cuối cùng của khí và tính công mà chất khí thực hiện được. Chọn đáp án đúng.

  • A. 180K và 400J.
  • B. 150K và 480J.
  • C. 190K và 450J.
  • D. 110K và 430J.
Câu 32
Mã câu hỏi: 90100

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4 oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100 oC vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5 oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K; của đồng thau là 0,128.103 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại là:

  • A. 793,2J/kg.K.
  • B. 792,5J/kg.K.
  • C. 817,4J/kg.K.
  • D.  777,2J/kg.K.
Câu 33
Mã câu hỏi: 90101

Người ta nung nóng đẳng áp 100 gam khí H2 từ 22 oC đến 122 oC. Tính công mà khí đã thực hiện. Biết H2 có μ = 2; lấy R = 8,31 J/mol.K.

  • A. 41150J.
  • B.  79215J.
  • C.  8014J
  • D. 70122J
Câu 34
Mã câu hỏi: 90102

Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong xilanh nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh có độ lớn là 20 N.

  • A. 4,0J.
  • B. 2,0J.
  • C.  0,5J
  • D. 2,5J
Câu 35
Mã câu hỏi: 90103

Lấy 2,5 mol khí lí tưởng ở nhiệt độ 300 K. Nung nóng đẳng áp khi này cho đến khi thể tích của nó bằng 1,5 lần thể tích lúc đầu. Nhiệt lượng cung cấp cho quá trình này là 11,04 kJ. Tính công mà khí này thực hiện và độ tăng nội năng.

  • A. 5,96 kJ
  • B. 7,92 kJ
  • C.  6,27 kJ 
  • D. 7,01 kJ
Câu 36
Mã câu hỏi: 90104

Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136 oC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K chứa 100 g nước ở 14 oC. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18 oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là cn = 4180 J/kg.K; của kẽm là ck = 337 J/kg.K; của chì là cch = 126 J/kg.K.

  • A. mkẽm = 40g, mchì = 10g.
  • B. mkẽm = 45g, mchì = 5g.
  • C.  mkẽm = 35g, mchì = 15g.
  • D. mkẽm = 25g, mchì = 25g.
Câu 37
Mã câu hỏi: 90105

Một động cơ nhiệt có hiệu suất 25%, công suất 30 kW. Tính nhiệt lượng mà nó tỏa ra cho nguồn lạnh trong 5 giờ làm việc liên tục.

  • A. 135.10J.
  • B. 112.107 J.
  • C. 162.10J.
  • D. 152.106 J.
Câu 38
Mã câu hỏi: 90106

Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15 0C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,5 0C. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K. Xác định nhiệt độ của lò.

  • A.  1405oC
  • B. 1902o
  • C. 1605o
  • D. 1677o
Câu 39
Mã câu hỏi: 90107

Tính công suất của một động cơ ôtô nếu trong thời gian 4 giờ chạy liên tục ôtô tiêu thụ hết 60 lít xăng. Biết hiệu suất của động cơ là 32%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là q = 46.106 J/kg và khối lượng riêng của xăng là Dx = 0,7 kg/dm3.

  • A.  49,6 kW.
  • B.  32,6 kW.
  • C. 42,9 kW.
  • D. 52,9 kW
Câu 40
Mã câu hỏi: 90108

Người ta cọ sát một miếng sắt dẹt khối lượng 100g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 12℃. Hỏi người ta đã tốn một công là bao nhiêu để thắng ma sát, giả sử rằng 40% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt? Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ

  • A.  1500J.
  • B. 1380J.
  • C. 552J.
  • D. 5229J

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ