Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra học kì I môn Công Nghệ 10 có đáp án năm 2017-2018

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 110274

Mục đích của công tác sản xuất  giống cây trồng:  

  • A. Sản xuất hạt giống SNC                                              
  • B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
  • C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.                       
  • D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
Câu 2
Mã câu hỏi: 110275

Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

  • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
  • B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng  → hạt xác nhận
  • C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng →  hạt nguyên chủng →hạt xác nhận
  • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng  → hạt xác nhận
Câu 3
Mã câu hỏi: 110276

Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: 

  • A. Do hạt nguyên chủng tạo ra         
  • B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
  • C. Để nhân ra một số lượng hạt giống         
  • D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
Câu 4
Mã câu hỏi: 110277

Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

  • A. Đặc điểm hình thái.
  • B. Đặc điểm sinh lí.          
  • C. Phương thức sinh sản.      
  • D. Phương thức dinh dưỡng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 110278

Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:       

  • A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận      
  • B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.       
  • C. Chọn lọc ra các cây ưu tú                  
  • D. bắt đầu sản xuất từ giống SNC
Câu 6
Mã câu hỏi: 110279

Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?  

  • A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.    
  • B. Để đạt chất lượng tốt      
  • C. Hạt giống là SNC          
  • D. hạt giống là hạt bị thoái hóa
Câu 7
Mã câu hỏi: 110280

Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

  • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
  • B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng  →   hạt nguyên chủng   →  hạt xác nhận
  • C. Giống nhập nội  →  hạt siêu nguyên chủng  →  hạt nguyên chủng   →   hạt xác nhận
  • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng  →   hạt xác nhận
Câu 8
Mã câu hỏi: 110281

Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi: 

  • A. Cây chưa ra hoa   
  • B. Hoa đực chưa tung phấn.         
  • C. Hoa đực đã tung phấn        
  • D. Cây đã kết quả
Câu 9
Mã câu hỏi: 110282

Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?            

  • A. Phục tráng   
  • B. Tự thụ phấn
  • C. Thụ phấn chéo   
  • D. Duy trì
Câu 10
Mã câu hỏi: 110283

Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

  • A. Sơ đồ phục tráng.  
  • B. Hệ thống sản xuất giống.           
  • C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.    
  • D. Sơ đồ duy trì
Câu 11
Mã câu hỏi: 110284

Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì  và phục tráng khác nhau ở :

  • A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh               
  • B. Thời gian chọn lọc dài        
  • C.  Vật liệu khởi đầu                       
  • D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.
Câu 12
Mã câu hỏi: 110285

Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

  • A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.   
  • B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.
  • C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.               
  • D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 110286

Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

  • A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.            
  • B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.
  • C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.
  • D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.
Câu 14
Mã câu hỏi: 110287

Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

  • A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.
  • B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.
  • C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
  • D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
Câu 15
Mã câu hỏi: 110288

Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

  • A. Xác định sức sống của hạt.          
  • B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.            
  • C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.    
  • D. Xác định các loại hạt giống.
Câu 16
Mã câu hỏi: 110289

Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

  • A. 87%.       
  • B. 86%.       
  • C. 85%.   
  • D. 88%.
Câu 17
Mã câu hỏi: 110290

Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

  • A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.
  • B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
  • C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.
  • D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Câu 18
Mã câu hỏi: 110291

Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

  • A. Tính đa dạng.   
  • B. Tính ưu việt.  
  • C. Tính năng động.
  • D. Tính toàn năng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 110292

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?    

  • A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.      
  • B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.     
  • C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.  
  • D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới.
Câu 20
Mã câu hỏi: 110293

Tế bào phôi sinh là:

  • A. Những tế bào đã được biệt hóa.
  • B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .
  • C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.   
  • D. Những tế bào có tính toàn năng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 110294

Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là:

  • A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.    
  • B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
  • C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.
  • D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.
Câu 22
Mã câu hỏi: 110295

Từ một tế bào, làm thế nào phát triển thành nhiều loại tế bào thực hiện chức năng khác nhau?   

  • A. Phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.        
  • B. Cho sinh sản vô tính   
  • C. Cho sinh sản hữu tính        
  • D. Cho sinh sản vô tính và phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.
Câu 23
Mã câu hỏi: 110296

Ý nghĩa của nuôi cấy mô, tế bào là:   

  • A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.                
  • B. Có trị số nhân giống thấp.  
  • C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.          
  • D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 110297

Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, tế bào có đặc điểm:  

  • A. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền                              
  • B.  Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền   
  • C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền        
  • D. Hệ số nhân giống cao.
Câu 25
Mã câu hỏi: 110298

Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

  • A. Tế bào của mô phân sinh.     
  • B. Tế bào phôi sinh.           
  • C. Tế bào chuyên hóa.     
  • D. Tế bào mô mềm.
Câu 26
Mã câu hỏi: 110299

Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào?

  • A. Chọn vật liệu nuôi cấy.   
  • B. Tạo chồi.
  • C. Khử trùng. 
  • D.  Tạo rễ.
Câu 27
Mã câu hỏi: 110300

Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, ý nghĩa của việc cấy cây vào môi trường thích ứng để:  

  • A. cây phát triển rễ.        
  • B. cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.  
  • C. cây thích ứng với điều kiện khí hậu bất thuận                
  • D. cây ra cành.
Câu 28
Mã câu hỏi: 110301

Trong môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng:

  • A. Chất dinh dưỡng.            
  • B. Các chất auxin nhân tạo ( α NAA và  IBA ).        
  • C. Các chất auxin nhân tạo ( NAA và IBA ).             
  • D. Các nguyên tố vi lượng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 110302

Trong qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào khi chồi đã đạt tiêu chuẩn kích thước thì cần:

  • A. Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo.               
  • B. Khử trùng để lọai bỏ tác nhân gây bệnh.
  • C. Đưa cây ra vườn ươm.     
  • D. Bổ sung chất kích thích sinh trưởng.
Câu 30
Mã câu hỏi: 110303

Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô:

  • A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.          
  • B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.
  • C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.                  
  • D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.
Câu 31
Mã câu hỏi: 110304

Những loại cây không được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô?

  • A. Lúa chịu mặn, kháng đạo ôn 
  • B. Mía, cà phê  
  • C. Hoa lan, cẩm chướng 
  • D. Trinh nữ
Câu 32
Mã câu hỏi: 110305

Keo đất là gì?  

  • A. Là những phần tử có kích thước > 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù.
  • B. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
  • C. Là những phần từ có kích thước > 1micromet tan trong nước.
  • D. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, tan trong nước.
Câu 33
Mã câu hỏi: 110306

Keo dương là keo?

  • A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.        
  • B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
  • C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.     
  • D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.
Câu 34
Mã câu hỏi: 110307

Trong đất keo âm có vai trò quan trọng vì:  

  • A. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, hạn chế sự rửa trôi         
  • B. Hạn chế sự rửa trôi.        
  • C. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất.   
  • D. Tạo ra sự trao đổi các chất trong dung dịch đất.
Câu 35
Mã câu hỏi: 110308

Lớp ion bất động là:

  • A. Lớp ion nằm ngòai cùng.        
  • B. Lớp ion nằm kề lớp ion quyết định điện và mang điện tích trái dấu với nó.
  • C. Lớp ion âm hoặc dương         
  • D. Lớp ion nằm kề nhân keo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 110309

Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

  • A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.         
  • B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.
  • C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.              
  • D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
Câu 37
Mã câu hỏi: 110310

Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu: 

  • A. Keo đất        
  • B. Keo đất và dung dịch đất.                  
  • C. Dung dịch đất.      
  • D. Tất cả các loại hạt có trong đất.
Câu 38
Mã câu hỏi: 110311

Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

  • A. Nồng độ H+ và OH-.  
  • B. Nồng độ bazơ.         
  • C. Nồng độ Na+ . 
  • D. Nồng độ axít.
Câu 39
Mã câu hỏi: 110312

Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi?

  • A. H+ trong dung dịch đất.
  • B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.   
  • C. Al3+ trong dung dịch đất.
  • D. H+ và Al3+ trong keo đất.
Câu 40
Mã câu hỏi: 110313

Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào? 

  • A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và vi sinh vật cho cây đạt năng suất cao  
  • B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.                   
  • C. Cung cấp nước.         
  • D. không chứa chất độc hại.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ