Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 132841

Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư hiện nay của khu vực Đông Nam Á? 

  • A. Dân số đông, mật độ dân số cao.  
  • B. Phân bố dân cư không đồng đều.
  • C. Có nguồn lao động dồi dào.       
  • D. Gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 132842

Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia Phật giáo chiếm phần lớn dân số là 

  • A. Ma-lai-xia và In-đô-nê-xi-a.   
  • B. Việt Nam và Phi-lip-pin.
  • C. Mi-an-ma và Thái Lan.     
  • D. Cam-pu-chia và Bru-nây.
Câu 3
Mã câu hỏi: 132843

Nhận xét không đúng về đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là 

  • A. Phía bắc mùa hạ có mưa to và bão, phía nam lạnh nhiều tuyết mùa đông.
  • B. Phía nam Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, mùa đông không lạnh lắm.
  • C. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. 
  • D. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài.
Câu 4
Mã câu hỏi: 132844

Dân thành thị ở Trung Quốc những năm gần đây tăng nhanh, nguyên nhân chính là do 

  • A. tỷ lệ dân nhập cư cao.  
  • B. quy mô dân số lớn.
  • C. vị trí địa lý thuận lợi.       
  • D. kinh tế phát triển nhanh.
Câu 5
Mã câu hỏi: 132845

Đây không phải là nguyên nhân tạo nên giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản. 

  • A. Tập trung phát triển các ngành trọng điểm theo từng giai đoạn.
  • B. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
  • C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng kĩ thuật mới. 
  • D. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
Câu 6
Mã câu hỏi: 132846

Trong thời gian phát triển, thành tựu có ý nghĩa lớn nhất về kinh tế  mà ASEAN đạt được là 

  • A. giá trị xuất khẩu tăng cao. 
  • B. cán cân xuất nhập khẩu đạt giá trị dương.
  • C. giá trị xuất - nhập khẩu tăng mạnh.  
  • D. tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao.
Câu 7
Mã câu hỏi: 132847

 “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN được thành lập tại 

  • A. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
  • B. Băng Cốc (Thái Lan).
  • C. Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).        
  • D. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
Câu 8
Mã câu hỏi: 132848

Trường Giang là sông lớn và có vai trò quan trọng trong bồi đắp phù sa cho đồng bằng 

  • A. Hoa Trung.
  • B. Hoa Bắc.  
  • C. Đông Bắc.        
  • D. Hoa Nam.
Câu 9
Mã câu hỏi: 132849

Ở Nhật Bản, Na-ga-xa-ki là trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế/đảo nào? 

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Xi-cô-cư.          
  • C. Kiu-xiu.     
  • D. Hôn-su.
Câu 10
Mã câu hỏi: 132850

Đông Nam Á lục địa phần lớn bộ phận có đặc điểm khí hậu là 

  • A. cận nhiệt đới gió mùa. 
  • B. nhiệt đới gió mùa.           
  • C. xích đạo.  
  • D. ôn đới.
Câu 11
Mã câu hỏi: 132851

Nội dung nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á? 

  • A. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm. 
  • B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
  • C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại.     
  • D. Cơ sở hạ tầng các nước được hiện đại.
Câu 12
Mã câu hỏi: 132852

Nhận xét nào sau đây không phải là khó khăn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc? 

  • A. Lụt lội thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.
  • B. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
  • C.

    Khí hậu có sự thay đổi từ cận nhiệt đến ôn đới. 

  • D. Miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
Câu 13
Mã câu hỏi: 132853

Loại hình giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng của Nhật Bản là 

  • A. đường ô tô. 
  • B. đường biển.   
  • C.  đường sắt.       
  • D. đường hàng không.
Câu 14
Mã câu hỏi: 132854

Tài nguyên nổi bật ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản là 

  • A. đất trồng.  
  • B. đồng.  
  • C. rừng.          
  • D. dầu mỏ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 132855

Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Hoa Bắc của Trung Quốc là 

  • A. Thiên Tân 
  • B. Bắc Kinh.   
  • C. Thượng Hải.     
  • D. Bao Đầu
Câu 16
Mã câu hỏi: 132856

Phát minh nổi bật thời cổ đại, trung đại nào sau đây không phải của Trung Quốc? 

  • A. Thuốc súng. 
  • B. La bàn
  • C. Chữ Ả rập.     
  • D. Kĩ thuật in.
Câu 17
Mã câu hỏi: 132857

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của miền Tây ở Trung Quốc là 

  • A. Các đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài.     
  • B. Rừng và cac khoáng sản kim loại màu.
  • C. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.           
  • D. Rừng, đồng cỏ và khí hậu ôn đới gió mùa.
Câu 18
Mã câu hỏi: 132858

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là 

  • A. Na-ga-xa-ki và Ô-sa-ka.
  • B. Tô-ky-ô và Ô-sa-ka.
  • C. Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.       
  • D. Hi-rô-si-ma và Tô-ky-ô.
Câu 19
Mã câu hỏi: 132859

Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phân bố chủ yếu ở 

  • A. ven biển.  
  • B. phía Bắc.
  • C. trên đảo Hôn-su.              
  • D. phía Nam đảo Hôn-su.
Câu 20
Mã câu hỏi: 132860

Ở Nhật Bản, thuốc lá được trồng nhiều trên đảo 

  • A. Kiu-xiu.  
  • B. Xi-cô-cư.       
  • C. Hô-cai-đô.      
  • D. Hôn-su.
Câu 21
Mã câu hỏi: 132861

Thủ đô của Trung Quốc là thành phố 

  • A. Thiên Tân.
  • B. Hồng Công.     
  • C. Bắc Kinh.   
  • D. Thượng Hải.
Câu 22
Mã câu hỏi: 132862

Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt? 

  • A. Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.
  • B. Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.
  • C.

    Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. 

  • D. Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.
Câu 23
Mã câu hỏi: 132863

Một phần lãnh thổ của quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có mùa đông lạnh là 

  • A. Cam-pu-chia.   
  • B. Ma-lai-xi-a.         
  • C. Thái lan.       
  • D. Mi-an-ma.
Câu 24
Mã câu hỏi: 132864

Cơ sở để lúa nước trở thành cây trồng truyền thống và quan trọng của các nước Đông Nam Á là 

  • A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.    
  • B. lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm.
  • C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều.    
  • D. khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ.
Câu 25
Mã câu hỏi: 132865

Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu:  

  • A. chí tuyến. 
  • B. gió mùa. 
  • C. hải dương. 
  • D. lục địa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 132866

Dân cư Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở:

  • A. Ven các tuyến đường lớn.
  • B. Vùng Viễn đông rộng lớn. 
  • C. Vùng Xi-bia rộng lớn. 
  • D. Phần đồng bằng Đông Âu
Câu 27
Mã câu hỏi: 132867

Ở Việt Nam, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản chủ yếu được dùng để đầu tư vào các dự án? 

  • A. Xây dựng cầu, đường, sân bay, cảng biển. 
  • B. Xóa đói, giảm nghèo cho vùng núi, hải đảo. 
  • C. Phát triển các nguồn năng lượng. 
  • D. Xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục, y tế
Câu 28
Mã câu hỏi: 132868

Hai cuộc khủng khoảng dầu mỏ đã gây khó khăn gì cho nền kinh tế Nhật Bản?  

  • A. Hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. Làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút. 
  • C. Thiếu nguồn nguyên liệu khoáng sản. 
  • D. Cơ cấu kinh tế hai tầng bị phá bỏ.
Câu 29
Mã câu hỏi: 132869

Đặc điểm nào sau đây là trở ngại lớn nhất, đối với việc khai thác tài nguyên của Liên Bang Nga? 

  • A. Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá và khô hạn.
  • B. Khí hậu phân hóa đa dạng, thời tiết thất thường.
  • C. Diện tích rộng lớn nằm trên hai châu lục. 
  • D. Địa hình núi, cao nguyên chiếm diện tích lớn.
Câu 30
Mã câu hỏi: 132870

Với hơn 100 dân tộc sinh sống tại Liên Bang Nga, trong đó người Nga chiếm:

  • A. 90% dân số.
  • B. 80% dân số.
  • C. 85% dân số.  
  • D. 95% dân số.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ