Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2018 - 2019 - Trường Phan Ngọc Hiển Cà Mau

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (20 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 100026

Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là

  • A. ít hơn một vài cặp
  • B. giảm một nửa
  • C. tăng gấp đôi
  • D. bằng
Câu 2
Mã câu hỏi: 100027

Phát biểu nào sau đây có nội dung không đúng?

  • A. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối
  • B. Quang hợp là quá trình sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
  • C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
  • D. Nguyên liệu của quang hợp là CO2 và H2O
Câu 3
Mã câu hỏi: 100028

Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kì

  • A. đầu
  • B. cuối
  • C. giữa
  • D. sau
Câu 4
Mã câu hỏi: 100029

Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 12. Hỏi ở kì sau của giảm phân I, 1 tế bào con có bao nhiêu tâm động?

  • A. 6
  • B. 24
  • C. 12
  • D. 18
Câu 5
Mã câu hỏi: 100030

Phát biểu nào sau đây là đúng về  hô hấp tế bào?

  • A. Quá trình hô hấp tế bào là quá trình tổng hợp chất hữu cơ
  • B. Sản phẩm của quá trình hô hấp là oxi và cacbohidrat
  • C. Bản chất của hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
  • D. Toàn bộ năng lượng của hô hấp tế bào được giải phóng dưới dạng nhiệt
Câu 6
Mã câu hỏi: 100031

Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

  • A. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào
  • B. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu
  • C. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào
  • D. tăng cường độ hô hấp tê bào tới mức tối đa
Câu 7
Mã câu hỏi: 100032

Quang hợp chỉ được thực hiện ở

  • A. tảo, nấm và một số vi khuẩn
  • B. tảo, thực vật, động vật
  • C. tảo, thực vật, nấm
  • D. tảo, thực vật và một số vi khuẩn
Câu 8
Mã câu hỏi: 100033

Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở

  • A. màng tilacoit
  • B. bào tương
  • C. màng trong của ti thể
  • D. chất nền của ti thể
Câu 9
Mã câu hỏi: 100034

Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là đều

  • A. xảy ra ở tất cả các loại tế bào
  • B. có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
  • C. xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
  • D. xảy ra ở tế bào sinh dục chín
Câu 10
Mã câu hỏi: 100035

Quan sát hình bên và cho biết đây là đặc điểm của kì nào?

  • A. kì sau I
  • B. kì giữa I
  • C. kì sau II
  • D. kì giữa II
Câu 11
Mã câu hỏi: 100036

Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là

  • A. Axit lactic.
  • B. axetyl – CoA
  • C. axit pyruvic
  • D. axit axetic
Câu 12
Mã câu hỏi: 100037

Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?

  • A. Bắt đầu co xoắn lại
  • B. Co xoắn tối đa
  • C. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
  • D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 13
Mã câu hỏi: 100038

Ở những tế bào có nhân thực, quá trình quang hợp xảy ra chủ yếu ở bào quan nào sau đây?

  • A. Không bào
  • B. Ti thể
  • C. Ribôxôm
  • D. Lục lạp
Câu 14
Mã câu hỏi: 100039

Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?

  • A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia
  • B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
  • C. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
  • D. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
Câu 15
Mã câu hỏi: 100040

Sản phẩm ổn định đầu tiên trong chu trình Canvin là

  • A. APG
  • B. Ribulôzô điphôtphat
  • C. H2O
  • D. AlPG
Câu 16
Mã câu hỏi: 100041

Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian

  • A. của quá trình nguyên phân
  • B. giữa hai lần phân bào
  • C. của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
  • D. của kì trung gian
Câu 17
Mã câu hỏi: 100042

Kì đầu I: Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Sau khi tiếp hợp các NST kép dần co xoắn lại. Cuối kì đầu I, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Thoi phân bào xuất hiện.

- Kì giữa I: Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của mỗi NST kép  trong cặp tương đồng.

- Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển trên thoi phân bào về 1 cực của tế bào.

- Kì cuối I: Các NST kép dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào biến mất. Kết thúc giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ sẽ cho ra 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nữa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.

Trình bày đặc điểm các kì của quá trình giảm phân I?

Câu 18
Mã câu hỏi: 100043

Hãy cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm trong các pha của quá trình quang hợp?

Câu 19
Mã câu hỏi: 100044

Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường. Biểu hiện của tăng hô hấp tế bào là tăng hô hấp ngoài, người tập luyện sẽ thở mạnh hơn.

Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

Câu 20
Mã câu hỏi: 100045

Số tế bào con được tạo ra sau 4 lần nguyên phân là: 24 = 16

a. Ở kì giữa, 1 tế bào con có 46 NST kép. Vậy 16 tế bào con có: 16 * 46 = 736
b. Ở kì sau, 1 tế bào con có 92 tâm động. Vậy 16 tế bào con có: 16 * 92 = 1472

Người có bộ NST 2n = 46. Sau 4 lần nguyên phân. Hỏi

              a. ở kỳ giữa lần nguyên phân thứ 5, số lượng NST kép ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? 

              b. ở kỳ sau lần nguyên phân thứ 5, số lượng tâm động ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ