Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra giữa HK2 môn Lý 11 năm 2019 trường THPT Lê Quý Đôn- Hải Phòng

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 120393

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì 

  • A.  lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. 
  • B. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
  • C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. 
  • D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 2
Mã câu hỏi: 120394

Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m² đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 

  • A. 32V.                        
  • B. 1,28V.          
  • C. 3,2V.                 
  • D.  12,8V.
Câu 3
Mã câu hỏi: 120395

Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 

  • A. Φ = 3.10–5Wb.    
  • B. Φ = 5,1.10–5Wb. 
  • C. Φ = 4.10–5Wb.       
  • D. Φ = 6.10–5Wb.
Câu 4
Mã câu hỏi: 120396

Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là: 

  • A. 2.10-8T.             
  • B. 4.10-7T.         
  • C. 2.10-6T.                   
  • D.  4.10-6T.
Câu 5
Mã câu hỏi: 120397

Một ống dây dẫn dài 50cm tiết diện ngang là 10cm² gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là 

  • A. 25µH.              
  • B. 1250µH.        
  • C. 125µH.                  
  • D.  250µH.
Câu 6
Mã câu hỏi: 120398

Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I = 0,4(5 – t); I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là 

  • A. 0,001V.              
  • B. 0,004V.   
  • C.  0,002V.               
  • D. 0,003 V.
Câu 7
Mã câu hỏi: 120399

Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10–6 N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 9.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là 

  • A.  f2 = 5.10–5 N.         
  • B. f2 = 4,5.10–5 N.    
  • C.  f2 = 1,0.10–5 N.         
  • D.  f2 = 6,8.10–5 N.
Câu 8
Mã câu hỏi: 120400

Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5A.  Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là 

  • A. lực đẩy có độ lớn 4.10–7 (N).                                   
  • B.  lực hút có độ lớn 4.10–6 (N).
  • C.  lực hút có độ lớn 4.10–7 (N).                               
  • D. lực đẩy có độ lớn 4.10–6 (N).
Câu 9
Mã câu hỏi: 120401

Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây 

  • A. được tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ. 
  • B. càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.
  • C. có đơn vị là Henri (H).          
  • D. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.
Câu 10
Mã câu hỏi: 120402

Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Gọi \(\overrightarrow {{B_M}} ,\overrightarrow {{B_N}} \) là cảm ứng từ tại M và N. Kết luận nào sau đây không đúng? 

  • A. BM =  BN.                                                 
  • B. M và N nằm trên cùng một đường sức từ.
  • C.  \(\overrightarrow {{B_M}} ,\overrightarrow {{B_N}} \) ngược chiều.                      
  • D. \(\overrightarrow {{B_M}}  = \overrightarrow {{B_N}} \).
Câu 11
Mã câu hỏi: 120403

Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? 

  • A. Sắt và hợp chất của sắt.                    
  • B. Niken và hợp chất của niken.
  • C. Cô ban và hợp chất của cô ban.                   
  • D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 120404

Tính chất cơ bản của từ trường là 

  • A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. 
  • B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
  • C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. 
  • D. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
Câu 13
Mã câu hỏi: 120405

Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng 

  • A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.             
  • B. đổi chiều sau nửa vòng quay.
  • C. không đổi chiều.                            
  • D. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 120406

  Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là 

  • A. 60°.                 
  • B. 0°.   
  • C. 45°.             
  • D. 30°.
Câu 15
Mã câu hỏi: 120407

Phương của lực Lorenxơ 

  • A. vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 
  • B.  trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
  • C. trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ. 
  • D.  trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 120408

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì 

  • A. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. 
  • B. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
  • C.  có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. 
  • D.  có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Câu 17
Mã câu hỏi: 120409

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng

đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây

Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều 

  • A. thẳng đứng hướng từ dưới lên.                   
  • B. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
  • C. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.      
  • D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.       
Câu 18
Mã câu hỏi: 120410

Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i,  được tính bằng công thức 

  • A. W = L²i/2.         
  • B. W = Li²/2.   
  • C. W = Li/2.           
  • D. W = Li².
Câu 19
Mã câu hỏi: 120411

Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là 

  • A. 0 N.                       
  • B. 3,2.10–15 N.     
  • C.  3,2.10–14 N.       
  • D. 6,4.10–14 N.
Câu 20
Mã câu hỏi: 120412

Một học sinh làm thí nghiệm bằng cách cho lần lượt cho các điện tích q, q\( + \Delta q\), q - \( \Delta q\), q \( - \frac{{\Delta q}}{2}\) bay cùng tốc độ, cùng hướng vào vùng không gian có từ trường đều. Lực Lorenxơ tác dụng vào các điện tích theo thứ tự trên có độ lớn lần lượt là f1 , f, f/2, f2. Tỉ số \(\frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \) 

  • A. \(\frac{5}{6}\)
  • B. \(\frac{4}{3}\)
  • C. \(\frac{6}{5}\)
  • D. \(\frac{3}{4}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 120413

Từ thông qua một mạch điện kín phụ thuộc vào 

  • A. tiết diện của dây dẫn làm mạch điện.    
  • B.  khối lượng của dây dẫn làm mạch điện.
  • C. điện trở của dây dẫn làm mạch điện.      
  • D.  hình dạng, kích thước của mạch điện.
Câu 22
Mã câu hỏi: 120414

Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 4,5.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là 

  • A. 1,0 T.                     
  • B. 1,2 T.      
  • C. 0,4 T.              
  • D. 0,6 T.
Câu 23
Mã câu hỏi: 120415

Một đoạn dây dẫn CD chiều dài l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song  với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là 

  • A. F= BIl.              
  • B. F= BISsin α.   
  • C.  F=0.             
  • D. F= BIlcos α.
Câu 24
Mã câu hỏi: 120416

Hình vẽ nào sau đây vẽ đúng chiều của đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện? 

Chiều của đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện

  • A. Hình 4.                       
  • B. Hình 2.         
  • C. Hình 1.                
  • D. Hình 3
Câu 25
Mã câu hỏi: 120417

Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là 

  • A.  10 mN.                  
  • B. 5 mN.                   
  • C. 4 mN.            
  • D. 25 mN.
Câu 26
Mã câu hỏi: 120418

Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì 

  • A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. 
  • B. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
  • C. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. 
  • D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 27
Mã câu hỏi: 120419

Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4 T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là bao nhiêu ? 

  • A. 0,5                       
  • B. 104     
  • C. 5.103                    
  • D.  5
Câu 28
Mã câu hỏi: 120420

Đơn vị của từ thông là 

  • A. Tesla (T).                  
  • B. Vêbe (Wb).      
  • C. Vôn (V).             
  • D.  Henri (H).
Câu 29
Mã câu hỏi: 120421

Lực nào sau đây không phải lực từ ? 

  • A. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện 
  • B.  Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
  • C. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương Bắc-Nam. 
  • D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
Câu 30
Mã câu hỏi: 120422

Dùng quy tắc bàn tay trái xác định hình nào sau đây được vẽ đúng. 

  • A. 1
  • B. 2 và 4.                          
  • C.  3                                   
  • D. 1 và 2.
Câu 31
Mã câu hỏi: 120423

Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10 cm được đặt trong từ trường đều 5T sao cho véctơ cảm ứng từ B có phương vuông góc với phương của dây. Tính lực từ tác dụng vào dây nếu cho dòng điện có cường độ 5A chạy qua. 

  • A. 2,5N.                 
  • B. 5,2N.  
  • C. 250N.                          
  • D. 0
Câu 32
Mã câu hỏi: 120424

Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ 1Wb đến 0,4Wb. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là bao nhiêu ? 

  • A.  3 V.                  
  • B. 4 V.        
  • C. 5 V.                    
  • D. 6V.                    
Câu 33
Mã câu hỏi: 120425

Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6Wb. Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc bao nhiêu? 

  • A. 900.                        
  • B.  450.      
  • C.  00.                      
  • D. 600.
Câu 34
Mã câu hỏi: 120426

Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là 

  • A. 10 mN.             
  • B. 5 mN.              
  • C. 4 mN.                     
  • D. 25 mN.
Câu 35
Mã câu hỏi: 120427

Công thức nào sau đây xác định độ lớn của lực Lorentz ? 

  • A.  f = |q|vIBsina   
  • B. f = |q|vBsina  
  • C.  f = |q|IBlsina   
  • D. f = |q|IlBsina  
Câu 36
Mã câu hỏi: 120428

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và 

  • A.  tác dụng lực hút lên các vật. 
  • B. tác dụng lực điện lên điện tích.
  • C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. 
  • D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 37
Mã câu hỏi: 120429

Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó 

  • A. vẫn không đổi.                  
  • B. tăng 2 lần.           
  • C. tăng 2 lần.        
  • D. giảm 2 lần.
Câu 38
Mã câu hỏi: 120430

Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là 

  • A.  19,2 N.         
  • B. 1920 N.        
  • C. 1,92 N.                 
  • D. 0 N.
Câu 39
Mã câu hỏi: 120431

Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi 

  • A. đổi chiều dòng điện ngược lại.       
  • B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
  • C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. 
  • D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
Câu 40
Mã câu hỏi: 120432

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện  không phụ thuộc 

  • A. bán kính dây.                                      
  • B. bán kính vòng dây.       
  • C. cường độ dòng điện chạy trong dây.        
  • D. môi trường xung quanh.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ