Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra chất lượng giữa HK2 môn Lý 10 năm 2019 trường THPT Lê Quý Đôn

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 90613

Chọn câu Sai. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là:

  • A. \(mgz + \frac{{m{v^2}}}{2} = const\)
  • B. \(\frac{{k{x^2}}}{2} + \frac{{m{v^2}}}{2} = const\)
  • C. Wt + Wđ = const
  • D. \(A{\rm{  = }}{W_2}--{\rm{ }}{W_1} = \Delta W\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 90614

Công thức nào là công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực ?

  • A. W = mv2/2 + mgz/2.   
  • B. W = mv2/2 + k(∆l)2/2.
  • C. W = mv2/2 + 2k(∆l)2.
  • D. W = mv2/2 + mgz.
Câu 3
Mã câu hỏi: 90615

Dùng lực có độ lớn 10N kéo vật A chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s trong một phút .Công của lực là :

  • A.  200J
  • B. 120J
  • C. 1200J
  • D. 12000J
Câu 4
Mã câu hỏi: 90616

Biểu thức phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là

  • A. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
  • B. p ~ V
  • C. \(\frac{{{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{V_2}}}\)
  • D. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 90617

Động năng là đại lượng:

  • A. Vô hướng, luôn dương.    
  • B. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
  • C. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
  • D. Véc tơ, luôn dương.
Câu 6
Mã câu hỏi: 90618

Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì 

  • A. giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.  
  • B. không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
  • C. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.  
  • D. không khí trong bóng lạnh dần nên co lại.
Câu 7
Mã câu hỏi: 90619

Một vật khối lương 2kg đang ở độ cao 2m so với mốc thế năng .Tính thế năng của vật ?( g=10m/s2

  • A. 10 J
  • B. 30 J
  • C. 20 J 
  • D. 40 J
Câu 8
Mã câu hỏi: 90620

Chọn câu trả lời đúng Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì: 

  • A. Công A < 0. 
  • B. Công A = 0.
  • C. Công A > 0. 
  • D. Công A có thể dương , âm.
Câu 9
Mã câu hỏi: 90621

Một quả đạn có khối lượng 20 kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 70 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 8 kg bay theo phương ngang với vận tốc 90 m/s. Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai có thể nhận giá trị nào sau đây ? 

  • A. 332 m/s  
  • B. 123 m/s
  • C. 131 m/s 
  • D. 232 m/s
Câu 10
Mã câu hỏi: 90622

Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần:     

  • A. 2,5 lần  
  • B. 2 lần 
  • C. 1,5 lần  
  • D. 4 lần
Câu 11
Mã câu hỏi: 90623

Từ độ cao 10 m, người ta ném một vật khối lượng 100 g với vận tốc 5 m/s  (bỏ qua lực cản) . Cơ năng của vật khi chạm đất là :

  • A. 11,25 J. 
  • B. 12,5 J 
  • C. 16,25 J.
  • D. 10 J.
Câu 12
Mã câu hỏi: 90624

Véctơ động lượng là véctơ : 

  • A. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc.       
  • B. Có phương hợp với véctơ vận tốc một góc  bất kỳ.
  • C. Cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc. 
  • D. Có phương vuông góc với véctơ vận tốc.
Câu 13
Mã câu hỏi: 90625

Vật có khối lương 2kg chuyển động với vận tốc 4m/s có động lượng bằng : 

  • A. 16 Kg.m/s
  • B. 8 N/s 
  • C. 8 Kg.m/s   
  • D. 16 J
Câu 14
Mã câu hỏi: 90626

Đơn vị của động lượng là

  • A. N/s 
  • B. N.s 
  • C. Kg.m.s 
  • D. Kg.s/m
Câu 15
Mã câu hỏi: 90627

Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m2, nhiệt độ 270C. Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu?

  • A. 28 lít 
  • B. 25 lít 
  • C. 27,7 lít 
  • D. 2,5 lít 
Câu 16
Mã câu hỏi: 90628

Một vật nhỏ được ném theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên từ một điểm M, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình  di chuyển từ M đến N : 

  • A. Thế năng có lúc giảm .lúc tăng. 
  • B. Thế năng giảm .
  • C. Thế năng không đổi . 
  • D. Thế năng tăng .
Câu 17
Mã câu hỏi: 90629

Bình kín thể tích không đổi, nhiệt độ tăng từ 200K lên đến 400K áp suất tăng bao nhiêu lần

  • A. Không đổi 
  • B. 2 lần 
  • C. 1,4 lần
  • D. 4 lần
Câu 18
Mã câu hỏi: 90630

Một vật có khối lượng m= 2kg được kéo lên từ mặt đất đến độ cao 200m(g = 10m/s2 ). Công của trọng lực trong quá trình vật di chuyển là bao nhiêu? 

  • A. 40000 J
  • B. 4000 J
  • C. - 40000 J 
  • D. - 4000 J
Câu 19
Mã câu hỏi: 90631

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho biết mối quan hệ giữa các đại lượng nào sau: 

  • A. Nhiệt độ và áp suất.   
  • B. áp suất, thể tích và nhiệt độ.
  • C. Thể tích và áp suất. 
  • D. Nhiệt độ và thể tích.
Câu 20
Mã câu hỏi: 90632

Dãn một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau: 

  • A. Áp suất giảm, nhiệt độ không đổi. 
  • B. Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất.
  • C. Áp suất tăng, nhiệt độ không đổi. 
  • D. Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 21
Mã câu hỏi: 90633

Công thức nào là công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi :

  • A. W = mv2/2 + k(∆l)2/2.  
  • B. W = mv2/2 + 2k(∆l)2.
  • C. W = mv2/2 + mgz.  
  • D. W = mv2/2 + k∆l/2.
Câu 22
Mã câu hỏi: 90634

Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s.Lấy g=10m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?     

  • A. 6J
  • B. 7J
  • C. 8J
  • D. 9J
Câu 23
Mã câu hỏi: 90635

Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của khí lí tưởng ? 

  • A. Thể tích 
  • B. Khối lượng
  • C. Áp suất 
  • D. Nhiệt độ
Câu 24
Mã câu hỏi: 90636

Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:         

  • A. 10 km/h
  • B. 0,32 m/s
  • C. 100 m/s  
  • D. 10 m/s.
Câu 25
Mã câu hỏi: 90637

Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? 

  • A. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. 
  • B. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
  • C. Lực tương tác phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy 
  • D. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
Câu 26
Mã câu hỏi: 90638

Thế năng trọng trường phụ thuộc vào : 

  • A. Lực tác dụng vào vật 
  • B. Độ cao của vật
  • C. Vận tốc của vật 
  • D. Độ cao của vật so với mốc thế năng
Câu 27
Mã câu hỏi: 90639

Chọn câu trả lời sai ? Công suất có đơn vị là: 

  • A. Oát (w) 
  • B. Kilôoát (kw)
  • C. Kilôoát giờ (kwh) 
  • D. Mã lực. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 90640

Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là

  • A. \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
  • B. \(\frac{{pT}}{V} = c{\rm{onst}}\)
  • C. \(\frac{{pV}}{T} = c{\rm{onst}}\)
  • D. pV ~ T.
Câu 29
Mã câu hỏi: 90641

Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc \({\vec v_1},{\vec v_2}\) . Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ?      

  • A. \(\overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_1}} \)
  • B. \(\overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_2}} \)
  • C. \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow {{v_1}}  + m\overrightarrow {{v_2}} \)
  • D. \(\overrightarrow p  = m\left( {{v_1} + {v_2}} \right)\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 90642

Chọn câu trả lời đúng : Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang là : 

  • A. Lực kéo.     
  • B. Trọng lực.
  • C. Lực ma sát. 
  • D. Lực phát động.
Câu 31
Mã câu hỏi: 90643

Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động: 

  • A. chỉ dưới tác dụng của lực đàn hồi. 
  • B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
  • C. chuyển động tròn đều. 
  • D. thẳng đều.
Câu 32
Mã câu hỏi: 90644

Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?

  • A. \(\frac{p}{T} = c{\rm{onst}}\)
  • B. p ~  t
  • C. p ~  T
  • D. \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 90645

Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 3 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí sẽ : 

  • A. giảm 3 lần 
  • B. tăng 9 lần.
  • C. tăng 3 lần. 
  • D. giảm 9 lần
Câu 34
Mã câu hỏi: 90646

Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ? 

  • A. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. 
  • B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
  • C. Đường hypebol. 
  • D. Đường thẳng vuông góc với trục OV.
Câu 35
Mã câu hỏi: 90647

Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí xác định khí nhiết độ được giữ cố định gọi là quá trình 

  • A. Đẳng áp 
  • B. Đẳng nhiệt
  • C. Quá trình bất kì 
  • D. Đẳng tích
Câu 36
Mã câu hỏi: 90648

Một vật nhỏ được ném theo phương thẳng đứng, chiều hướng xuống từ một điểm M, vật xuống tới điểm N . Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN 

  • A. Thế năng tăng. 
  • B. Động năng giảm.
  • C. Cơ năng cực đại tại N. 
  • D. Cơ năng không đổi.
Câu 37
Mã câu hỏi: 90649

Công là đại lượng: 

  • A. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không 
  • B. Vô hướng có thể âm hoặc dương
  • C. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không     
  • D. Véc tơ có thể âm hoặc dương
Câu 38
Mã câu hỏi: 90650

Theo thuyết động học phân tử các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng. Thuyết này áp dụng cho: 

  • A. Chất khí, chất  lỏng và chất rắn 
  • B. Chất khí  
  • C. Chất khí và chất lỏng  
  • D. Chất lỏng 
Câu 39
Mã câu hỏi: 90651

Vật có khối lượng m gắn  vào đầu lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia cố định. Khi lò xo bị dãn 1 đoạn \(\Delta l\,(\Delta l > 0)\). Thế năng đàn hồi của lò xo là:   

  • A. \( - \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)
  • B. \(\frac{1}{2}k(\Delta l)\)
  • C. \( - \frac{1}{2}k(\Delta l)\)
  • D. \(\frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 90652

Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? 

  • A. KJ 
  • B. N.m
  • C. J. 
  • D. N.s.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ