Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Dương Quảng Hàm

13/07/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 280274

Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?

  • A. Xác định sự có mặt của C và H.   
  • B. Xác định sự có mặt của
  • C. Xác định sự có mặt của O.   
  • D. Xác định sự có mặt của H.
Câu 2
Mã câu hỏi: 280275

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.   
  • B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
  • C. Saccarozơ có phản ứng tráng gương.
  • D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 3
Mã câu hỏi: 280276

Lên men 150 gam tinh bột thu được bao nhiêu ml ancol etylic 46o (d = 0,8 g/ml)? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81%.

  • A. 46,875 ml.     
  • B. 21,5625 ml.   
  • C. 93,75 ml.      
  • D. 187,5 ml.
Câu 4
Mã câu hỏi: 280277

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 90% tính theo axit nitric). Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa m kg axit nitric. Giá trị của m là

  • A. 21,00.    
  • B. 10,50.     
  • C. 30,00.       
  • D. 11,50.
Câu 5
Mã câu hỏi: 280278

Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein (+H2 dư) → X (+ NaOH dư) → Y (+ HCl) → chất hữu cơ (Z). Tên của Z là

  • A. natri stearat.     
  • B. natri oleat.  
  • C. axit oleic.         
  • D. axit stearic.
Câu 6
Mã câu hỏi: 280279

Quả chuối xanh có chứa chất X bị chuyển thành màu xanh tím khi nhỏ dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuối. Chất X là:

  • A. Tinh bột.  
  • B. Xenlulozơ.   
  • C. Glucozơ.    
  • D. Fructozơ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 280280

Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

  • A. glucozơ.   
  • B. tinh bột. 
  • C. xenlulozơ. 
  • D. saccarozơ.
Câu 8
Mã câu hỏi: 280281

Chất béo là trieste được tạo bởi

  • A. glixerol với axit axetic.     
  • B. các phân tử aminoaxit.
  • C. ancol etylic với axit béo.
  • D. glixerol với các axit béo.
Câu 9
Mã câu hỏi: 280282

Khi lên men 180 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

  • A. 138 gam.          
  • B. 46 gam.        
  • C. 92 gam.   
  • D. 69 gam.
Câu 10
Mã câu hỏi: 280283

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên.
  • B. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
  • C. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra.
  • D. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH.
Câu 11
Mã câu hỏi: 280284

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Nếu cho m gam chất béo này tác dụng đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :

  • A. 18,28 gam.    
  • B. 16,68 gam.    
  • C. 23,00 gam.       
  • D. 20,28 gam.
Câu 12
Mã câu hỏi: 280285

Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

  • A. C2H5COOH.     
  • B. CH3COOCH3.   
  • C. HCOOCH=CH2.    
  • D. CH3COOCH=CH2.
Câu 13
Mã câu hỏi: 280286

Cho các phát biểu sau:

(a) Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro trong điều kiện thích hợp.

(b) Các este đều tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(c) Tristearin thủy phân trong dung dịch NaOH cho sản phẩm C17H33COONa.

(d) Phản ứng thủy phân các este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

(e) Số nguyên tử H trong phân tử triolein là 104.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 14
Mã câu hỏi: 280287

Chất nào sau đây là monosaccarit?

  • A. Saccarozơ.    
  • B. Glucozơ.   
  • C. Aminozơ.    
  • D. Xenlulozơ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 280288

Công thức tổng quát của este được tạo thành từ axit không no có 1 nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở là

  • A. CnH2n+1COOCmH2m+1.    
  • B. CnH2n+1COOCmH2m–1.
  • C. CnH2n–1COOCmH2m+1.       
  • D. CnH2n–1COOCmH2m–1.
Câu 16
Mã câu hỏi: 280289

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn màu trắng có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

 (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là :

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3
Câu 17
Mã câu hỏi: 280290

Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm: glucozơ, saccarozơ, metanal và metyl fomat toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm khối lượng bình tăng (m + 86,4) gam và trong bình có (m + 190,8) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị

  • A. 79,0    
  • B. 78,5 
  • C. 80,0    
  • D. 78,0
Câu 18
Mã câu hỏi: 280291

Có bao nhiêu chất đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H6O2 đều tác dụng được với dung dịch NaOH?

  • A. 3.       
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 2
Câu 19
Mã câu hỏi: 280292

Chất nào dưới đây không phải là este?

  • A. HCOOC6H5.   
  • B. HCOOCH3.  
  • C. CH3COOCH3.     
  • D. CH3COOH
Câu 20
Mã câu hỏi: 280293

Este X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

  • A. propyl axetat.    
  • B. metyl axtat.     
  • C. metyl propionat. 
  • D. etyl axetat.
Câu 21
Mã câu hỏi: 280294

Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 3,19 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 1,83     
  • B. 2,17  
  • C. 1,64    
  • D. 2,83
Câu 22
Mã câu hỏi: 280295

Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin được dung dịch X. Hiện tượng quan sát được khí nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào X là

  • A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ   
  • B. từ không màu chuyển sang màu hồng
  • C. từ không màu chuyển sang màu xanh      
  • D. từ màu hồng chuyển sang không màu
Câu 23
Mã câu hỏi: 280296

Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este no, đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm), rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng X và 12,88 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y, thu được H2O, V lít CO2 (đktc) và 8,97 gam một muối duy nhất. Giá trị của V là.

  • A. 6,160 lít     
  • B. 5,600 lít   
  • C. 5,264 lít    
  • D. 14,224 lít
Câu 24
Mã câu hỏi: 280297

Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là  

  • A. 4,1 gam   
  • B. 12,3 gam    
  • C. 8,2 gam      
  • D. 16,4 gam
Câu 25
Mã câu hỏi: 280298

Cho các bước ở thí nghiệm sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy
  • B. Ở bước 2 thì anilin tan dần
  • C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt
  • D. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu
Câu 26
Mã câu hỏi: 280299

Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

  • A. H2NCH2CH2CH2COOH
  • B. H2NCH2CH2COOH
  • C. H2NCH(CH3)COOH       
  • D. H2NCH2COOH
Câu 27
Mã câu hỏi: 280300

Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là:

  • A. 20 gam 
  • B. 80 gam    
  • C. 40 gam   
  • D. 60 gam
Câu 28
Mã câu hỏi: 280301

Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là :

  • A. 16,825 gam      
  • B. 21,123 gam    
  • C. 20,18 gam      
  • D. 15,925 gam
Câu 29
Mã câu hỏi: 280302

Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 21,6   
  • B. 10,8    
  • C. 32,4   
  • D. 16,2
Câu 30
Mã câu hỏi: 280303

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

  • A. HCOOH và NaOH 
  • B. HCOOH và CH3OH
  • C. HCOOH và C2H5NH2 
  • D. CH3COONa và CH3OH
Câu 31
Mã câu hỏi: 280304

Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc 1) bằng O2 vừa đủ thì thu được 12V hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên của X là

  • A. 8
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 7
Câu 32
Mã câu hỏi: 280305

Khi thủy phân hoàn toàn tripeptit: H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các a - amino axit nào ?

  • A. H2NCH(CH3)COOH, H2N-COOH, H2NCH2COOH  
  • B. H2NCH(CH3)COOH, H2NCH2CONH CH2COOH
  • C. CH3CH(NH2)CH2COOH, H2NCH2COOH
  • D. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH
Câu 33
Mã câu hỏi: 280306

18,5 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

  • A. 19,05    
  • B. 21,15       
  • C. 25,45 
  • D. 8,45
Câu 34
Mã câu hỏi: 280307

Cho X là pentapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y, thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

  • A. 87,4
  • B. 83,2 
  • C. 77,6          
  • D. 71,32
Câu 35
Mã câu hỏi: 280308

Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng

  • A. 15,05%    
  • B. 18,67%      
  • C. 15,73%     
  • D. 12,96%
Câu 36
Mã câu hỏi: 280309

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?

  • A. Phenylamin      
  • B. Đietylamin   
  • C. Trimetylamin.    
  • D. Etylmetylamin
Câu 37
Mã câu hỏi: 280310

Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 280311

Chất nào sau đây khi thủy phân tạo các chất đều có phản ứng tráng gương?

  • A. HCOOCH3        
  • B. CH3COOCH3    
  • C. CH3COOCH=CH2    
  • D. HCOOCH=CH2
Câu 39
Mã câu hỏi: 280312

Chất nào sau đây dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh?

  • A. Ala     
  • B. Gly        
  • C. Lys     
  • D. Glu
Câu 40
Mã câu hỏi: 280313

Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A. HCl   
  • B. KCl    
  • C. K2SO4   
  • D. NaOH

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ