Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 109664

Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

  • A. Cung cấp những thông tin về giống.
  • B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
  • C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
  • D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng
Câu 2
Mã câu hỏi: 109665

Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là quá trình gì?

  • A. Nhân giống cây trồng
  • B. Xác định sức sống của hạt 
  • C. Khảo nghiệm giống cây trồng
  • D. Sản xuất giống cây trồng 
Câu 3
Mã câu hỏi: 109666

Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng gì trong việc đưa giống mới vào?

  • A. Phổ biến trong thực tế.
  • B. Sản xuất đại trà.
  • C. Sản xuất.
  • D. Trồng, cấy.
Câu 4
Mã câu hỏi: 109667

Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

  • A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.
  • B. Không được công nhận kịp thời giống.
  • C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.
  • D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.
Câu 5
Mã câu hỏi: 109668

Quy trình nào mô tả thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng?

  • A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.
  • B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.
  • C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống.
  • D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.
Câu 6
Mã câu hỏi: 109669

Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

  • A. Để mọi người biết về giống mới.
  • B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.
  • C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
  • D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
Câu 7
Mã câu hỏi: 109670

Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì? 

  • A. Làm thí nghiệm so sánh giống. 
  • B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
  • C. Làm thí nghiệm quảng cáo.
  • D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.
Câu 8
Mã câu hỏi: 109671

Nội dung của thí nghiệm so sánh là gì?

  • A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng.
  • B. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
  • C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
  • D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
Câu 9
Mã câu hỏi: 109672

Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì? 

  • A. Để mọi người biết về giống mới.
  • B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
  • C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
  • D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
Câu 10
Mã câu hỏi: 109673

Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định điều gì?

  • A. Khả năng chống chịu.
  • B. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.
  • C. Khả năng thích nghi.
  • D. Năng suất,chất lượng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 109674

Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của thí nghiệm nào?

  • A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
  • B. Thí nghiệm so sánh giống.
  • C. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
  • D. Không cần thí nghiệm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 109675

Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

  • A. So sánh giống.
  • B. Kiểm tra kỹ thuật.
  • C. Sản xuất quảng cáo.
  • D. Nuôi cấy mô.
Câu 13
Mã câu hỏi: 109676

Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?

  • A. Sản xuất hạt giống SN
  • B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
  • C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
  • D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà
Câu 14
Mã câu hỏi: 109677

Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống nào?

  • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • B. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • C. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
Câu 15
Mã câu hỏi: 109678

Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là gì?

  • A. Để nhân ra một số lượng hạt giống.
  • B. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
  • C. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra.
  • D. Do hạt nguyên chủng tạo ra.
Câu 16
Mã câu hỏi: 109679

Chọn từ, cụm từ hợp lí:

Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

  • A. Phương thức sinh sản.
  • B. Phương thức dinh dưỡng.
  • C. Đặc điểm hình thái.
  • D. Đặc điểm sinh lí.
Câu 17
Mã câu hỏi: 109680

Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là gì?

  • A. Chọn lọc ra các cây ưu tú.
  • B. Bắt đầu sản xuất từ giống SN
  • C. Sản xuất ra hạt giống xác nhận.
  • D. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.
Câu 18
Mã câu hỏi: 109681

Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?

  • A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.
  • B. Để đạt chất lượng tốt.
  • C. Hạt giống là SN
  • D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa.
Câu 19
Mã câu hỏi: 109682

Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như thế nào?

  • A. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • B. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • C. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
  • D. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.
Câu 20
Mã câu hỏi: 109683

Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

  • A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
  • B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.
  • C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
  • D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
Câu 21
Mã câu hỏi: 109684

Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào được thực hiện theo trình nào?

  • A. Chọn vật liệu - tạo chồi - sát trùng - tạo rễ.
  • B. Chọn vật liệu - tao chồi - tạo rễ - cấy cây trong môi trường thích ứng.
  • C. Chọn vật liệu - tạo rễ - tạo chồi - cấy cây trong môi trường thích ứng.
  • D. Chọn vật liệu - khử trùng - tạo chồi - tạo rễ - cấy trong môi trường thích ứng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 109685

Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ được sử dụng bằng cách nào?

  • A. Bón trực tiếp vào đất.
  • B. Tẩm vào hạt giống trước khi gieo.
  • C. Hòa với nước tưới cho cây.
  • D. Trộn với các loại phân khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 109686

Phân hữu cơ có đặc điểm gì?

  • A. Khó hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
  • B. Khó hòa tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • C. Dễ hòa tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
  • D. Dễ hòa tan, có nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 109687

Sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất giống cây trồng là giống gì?

  • A. Hạt giống siêu nguyên chủng.
  • B. Đáp án khác.
  • C. Hạt giống nguyên chủng
  • D. Hạt giống xác nhận.
Câu 25
Mã câu hỏi: 109688

Bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì?

  • A. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất, giải phóng  Na+ thuận lợi cho rửa mặn.
  • B. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất làm cho cation Na+ kết tủa.
  • C. Tăng độ phì nhiêu của đất.
  • D. Giảm độ chua của đất.
Câu 26
Mã câu hỏi: 109689

Keo đất mang điện tích gì?

  • A. Đa số điện tích âm, một số ít mang điện tích dương.
  • B. Điện tích âm.
  • C. Điện tích dương.
  • D. Đa số điện tích dương, một số ít mang điện tích âm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 109690

Biện pháp khắc phục hàng đầu đối với đất xói mòn là gì?

  • A. Bón phân và làm đất hợp lí.
  • B. Trồng cây phủ xanh đất.
  • C. Bón vpp cải tạo đất.
  • D. Luân canh, xen canh, gối vụ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 109691

Thành phần nào gây ra phản ứng kiềm trong đất?

  • A. \(HCl\)
  • B. \(N{a_2}C{O_3}\)
  • C. \({H_2}S{O_4}\)
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 109692

Biện pháp chủ yếu để tăng cường hàm lượng keo đất trong đất là gì?

  • A. Bón phân xanh.
  • B. Cày bừa.
  • C. Bón phân vô cơ.
  • D. Bón phân hữu cơ.
Câu 30
Mã câu hỏi: 109693

Keo đất mang điện tích gì?

  • A.  số điện tích dương, một số ít mang điện tích âm.
  • B. Điện tích âm.
  • C. Đa số điện tích âm, một số ít mang điện tích dương.
  • D. Điện tích dương.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ