Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề cương ôn tập Sinh học 11 HK2 năm 2018-2019 - Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp (Phần 1)

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 129852

Động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng lưới ?

  • A. Bọ rùa 
  • B. Đỉa      
  • C. Giun đũa    
  • D. San hô
Câu 2
Mã câu hỏi: 129853

Động vật nào dưới đây có hai chuỗi hạch chạy dọc thân ?

  • A. Ong   
  • B. Bọ ngựa    
  • C. Sán lá gan     
  • D. Đỉa
Câu 3
Mã câu hỏi: 129854

Một cung phản xạ gồm có bao nhiêu thành phần cơ bản ?

  • A. 7 thành phần   
  • B. 6 thành phần      
  • C. 4  thành phần        
  • D. 5 thành phần
Câu 4
Mã câu hỏi: 129855

Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện ?

  • A.

    Sởn gai ốc khi có gió lạnh lùa qua     

  • B.

    Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng

  • C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua    
  • D. Bỏ chạy khi có báo cháy
Câu 5
Mã câu hỏi: 129856

Trong não bộ, thành phần nào đóng vai trò quan trọng nhất, tạo nên sự khác biệt của trí tuệ loài người so với các động vật khác ?

  • A. Đại não     
  • B. Tiểu não      
  • C. Não trung gian  
  • D. Hành – cầu não
Câu 6
Mã câu hỏi: 129857

Trong các động vật dưới đây, động vật nào có tổ chức thần kinh tiến hoá nhất ?

  • A. Sán lông
  • B. Cá chép     
  • C. Bọ ngựa      
  • D. Thuỷ tức
Câu 7
Mã câu hỏi: 129858

Trong các động vật dưới đây, động vật nào có tỉ lệ giữa khối lượng não và khối lượng cơ thể là nhỏ nhất?

  • A. Sư tử    
  • B. Chó  
  • C. Tinh tinh           
  • D. Voi
Câu 8
Mã câu hỏi: 129859

Não bộ của động vật có vú được phân chia thành mấy phần cơ bản ?

  • A. 7 phần      
  • B. 6 phần    
  • C. 3 phần  
  • D. 5 phần
Câu 9
Mã câu hỏi: 129860

Khi dùng kim châm vào một bộ phận nào đó, động vật nào dưới đây sẽ co rút toàn thân ?

  • A. Linh cẩu         
  • B. Thú mỏ vịt        
  • C. Ve sầu       
  • D. Hải quỳ
Câu 10
Mã câu hỏi: 129861

Trong các động vật dưới đây, động vật nào có khả năng hình thành nên nhiều phản xạ có điều kiện nhất?

  • A. Chó cỏ             
  • B. Cá heo             
  • C. Rắn nước           
  • D. Cá đuối
Câu 11
Mã câu hỏi: 129862

Ion nào dưới đây không có vai trò quan trọng trong việc duy trì điện thế nghỉ ?

  • A. K                  
  • B. Na+            
  • C. Ca2+            
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 12
Mã câu hỏi: 129863

Điện thế nghỉ được hình thành do yếu tố nào dưới đây ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại             
  • B. Bơm Na – K    
  • C. Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với ion
  • D. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào
Câu 13
Mã câu hỏi: 129864

Điện thế hoạt động bao gồm 3 giai đoạn xảy ra kế tiếp theo chiều sớm – muộn như sau :

  • A. đảo cực, khử cực và mất phân cực
  • B. khử cực, đảo cực và tái phân cực
  • C. đảo cực, khử cực và tái phân cực
  • D. mất phân cực, khử cực và tái phân cực
Câu 14
Mã câu hỏi: 129865

Thành phần chủ yếu cấu tạo nên các bao miêlin trên sợi trục của nơron là gì ?

  • A. Axit nuclêic  
  • B. Gluxit    
  • C. Lipit       
  • D. Prôtêin
Câu 15
Mã câu hỏi: 129866

Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động là bao nhiêu ?

  • A. Khoảng 150 m/giây
  • B. Khoảng 1000 m/giây   
  • C. Khoảng 100 m/giây       
  • D. Khoảng 500 m/giây
Câu 16
Mã câu hỏi: 129867

Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn nào thì cổng K+ mở ?

  • A. Giai đoạn đảo cực   
  • B. Giai đoạn tái phân cực         
  • C. Giai đoạn mất phân cực
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 17
Mã câu hỏi: 129868

Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, cổng Na+ đóng ở giai đoạn nào ?

  • A. Giai đoạn tái phân cực  
  • B. Giai đoạn mất phân cực 
  • C. Giai đoạn đảo cực     
  • D. Giai đoạn mất phân cực  và. giai đoạn đảo cực
Câu 18
Mã câu hỏi: 129869

Ở trạng thái không bị kích thích, mỗi bơm Na-K trên màng tế bào hoạt động theo cơ chế nào dưới đây ?

  • A. Vận chuyển 3 Navào trong tế bào, vận chuyển 2 K+ ra ngoài tế bào
  • B. Vận chuyển 3 Na+ ra ngoài tế bào, vận chuyển 2 Kvào trong tế bào
  • C. Vận chuyển 2 Na+ ra ngoài tế bào, vận chuyển 3 K+ vào trong tế bào
  • D. Vận chuyển 2 Na+ vào trong tế bào, vận chuyển 3 Kra ngoài tế bào
Câu 19
Mã câu hỏi: 129870

Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì

  • A. xung thần kinh sẽ đi về phía thân nơron
  • B. xung thần kinh không thể hình thành
  • C. xung thần kinh sẽ đi theo cả hai chiều kể từ điểm xuất phá
  • D. xung thần kinh sẽ đi về phía xináp của sợi trục
Câu 20
Mã câu hỏi: 129871

Ở người, sự miêlin hóa hệ thần kinh bắt đầu từ thời điểm nào?

  • A.

    Tuần thứ 22 của thai kì

  • B. Tuần thứ 7 của thai kì
  • C. Tuần thứ 14 của thai kì
  • D. Tuần thứ 32 của thai kì
Câu 21
Mã câu hỏi: 129872

Tập tính nào dưới đây vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được?

  • A. Chim xây tổ        
  • B. Nhện giăng lưới          
  • C. Ve sầu kêu vào mùa hè
  • D. Ếch kêu vào mùa sinh sản
Câu 22
Mã câu hỏi: 129873

Hiện tượng xếp chồng các hộp để đứng lên cao với thức ăn của tinh tinh phản ánh hình thức học tập nào?

  • A. In vết           
  • B. Điều kiện hoá        
  • C. Học khôn  
  • D. Học ngầm
Câu 23
Mã câu hỏi: 129874

Tập tính nào dưới đây không bắt gặp ở mọi loài thú ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại       
  • B. Tập tính kiếm ăn    
  • C. Tập tính sinh sản         
  • D. Tập tính xã hội
Câu 24
Mã câu hỏi: 129875

Tập tính bẩm sinh có đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại    
  • B. Sinh ra đã có         
  • C. Đặc trưng cho loài       
  • D. Bền vững theo thời gian
Câu 25
Mã câu hỏi: 129876

Loài chim nào dưới đây có tập tính đẻ trứng vào tổ của các loài chim khác và nhờ ấp hộ ?

  • A. Chim ưng       
  • B. Chim tu hú           
  • C. Chim cánh cụt    
  • D. Chim bồ câu
Câu 26
Mã câu hỏi: 129877

In vết là hình thức học tập dễ nhận thấy nhất ở nhóm động vật nào ?

  • A. Bò sát          
  • B. Lưỡng cư           
  • C. Chim    
  • D.
Câu 27
Mã câu hỏi: 129878

Khi nghe thấy tiếng kẻng báo hiệu, cá trong ao bơi nhanh về gần bờ để chờ chủ cho ăn. Ví dụ trên phản ánh hình thức học tập nào ở động vật ?

  • A. Học ngầm                        
  • B. In vết            
  • C. Điều kiện hóa hành động      
  • D. Điều kiện hóa đáp ứng
Câu 28
Mã câu hỏi: 129879

Hiện tượng thỏ sống chung với hổ trong chuồng nuôi phản ánh hình thức học tập nào ở động vật?

  • A.

    Quen nhờn

  • B.

    In vết  

  • C. Điều kiện hóa
  • D. Học khôn
Câu 29
Mã câu hỏi: 129880

Động vật nào dưới đây thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu?

  • A. Chó sói  
  • B. Hươu xạ         
  • C. Ong mật       
  • D. Bò rừng
Câu 30
Mã câu hỏi: 129881

Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa, bảo vệ tổ. Hiện tượng trên phản ánh dạng tập tính nào ?

  • A. Tập tính thứ bậc        
  • B. Tập tính hợp tác  
  • C. Tập tính vị tha     
  • D. Tập tính di cư     
Câu 31
Mã câu hỏi: 129882

Loại ion khoáng nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình truyền tin qua xináp hoá học ?

  • A. Ba2+              
  • B. K  
  • C. Na+    
  • D. Ca2+
Câu 32
Mã câu hỏi: 129883

Ở mỗi xináp hoá học tồn tại bao nhiêu chất trung gian hoá học ?

  • A. 4                
  • B. 1           
  • C. 2          
  • D. 3
Câu 33
Mã câu hỏi: 129884

Các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học có ở bộ phận nào của xináp hóa học?

  • A. Màng sau xináp và Màng trước xináp         
  • B. Khe xináp
  • C. Màng sau xináp               
  • D. Màng trước xináp
Câu 34
Mã câu hỏi: 129885

Xináp có thể được tạo thành từ sự tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với loại tế bào nào dưới đây ?

  • A. Tế bào tuyến     
  • B. Tế bào cơ             
  • C. Tế bào thần kinh                    
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 35
Mã câu hỏi: 129886

Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là gì ?

  • A. Axêtincôlin và ađrênalin          
  • B. Axêtincôlin và norađrênalin
  • C. Ađrênalin và norađrênalin       
  • D. Dopamin và curare
Câu 36
Mã câu hỏi: 129887

Cho các giai đoạn sau :

   1. Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

   2. Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp

   3. Sự có mặt của Ca2+ khiến cho các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.

   Quá trình truyền tin qua xi náp diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ?

  • A. 3 – 1 – 2            
  • B. 2 – 3 – 1          
  • C. 1 – 3 – 2    
  • D. 3 – 2 – 1
Câu 37
Mã câu hỏi: 129888

Trong xináp hóa học, các bóng chứa chất trung gian hóa học có ở đâu ?

  • A. Khe xináp      
  • B. Màng sau xináp    
  • C. Chùy xináp     
  • D. Thụ thể ở màng sau xi nap
Câu 38
Mã câu hỏi: 129889

Vỏ não người có khoảng bao nhiêu xináp ?

  • A. 1010          
  • B. 1020                       
  • C. 10                         
  • D. 1014
Câu 39
Mã câu hỏi: 129890

Chất nào dưới đây có thể gây phong tỏa màng sau xináp và làm liệt cơ?

  • A. Curare        
  • B. Norađrênalin       
  • C. Axêtincôlin  
  • D. Glucôzơ
Câu 40
Mã câu hỏi: 129891

Tập tính học được là:

  • A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ