Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 câu trắc nghiệm ôn tập chương 3 môn Sinh học 7 năm 2020

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 27799

Giun đũa loại các chất thải qua đâu?

  • A. Bề mặt da
  • B. Hậu môn
  • C. Huyệt
  • D. Miệng
Câu 2
Mã câu hỏi: 27800

Tác hại của giun đũa kí sinh là gì?

  • A. Viêm gan
  • B. Tắc ruột, đau bụng
  • C. Suy dinh dưỡng
  • D. Đau dạ dày
Câu 3
Mã câu hỏi: 27801

Giun đũa sinh sản bằng gì?

  • A. Sinh sản vô tính
  • B. Tái sinh
  • C. Thụ tinh ngoài
  • D. Thụ tinh trong
Câu 4
Mã câu hỏi: 27802

Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì?

  • A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
  • B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
  • C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
  • D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 27803

Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh?

  • A. Ruột thẳng
  • B. Có hậu môn
  • C. Có lớp cơ dọc
  • D. Có lớp vỏ cutin
Câu 6
Mã câu hỏi: 27804

Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng?

  • A. Có lỗ hậu môn.
  • B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
  • C. Cơ thể dẹp hình lá.
  • D. Sống tự do.
Câu 7
Mã câu hỏi: 27805

Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?

  • A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
  • B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
  • D. Cả A, B và
Câu 8
Mã câu hỏi: 27806

Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?

  • A. Lớp vỏ cutin
  • B. Di chuyển nhanh
  • C. Có hậu môn
  • D. Cơ thể hình ống
Câu 9
Mã câu hỏi: 27807

Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?

  • A. Cơ dọc kém phát triển.
  • B. Không có cơ vòng.
  • C. Giác bám tiêu giảm.
  • D. Đầu nhọn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 27808

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.

  • A. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
  • B. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
  • C. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
  • D. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
Câu 11
Mã câu hỏi: 27809

Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

  • A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
  • B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
  • C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 27810

Cơ thể giun đũa trưởng thành dài bao nhiêu?

  • A. 5cm
  • B. 15cm
  • C. 25cm
  • D. 35cm
Câu 13
Mã câu hỏi: 27811

Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng bao nhiêu trứng?

  • A. 200000 trứng.
  • B. 2000000 trứng.
  • C. 2000 trứng.
  • D. 20000 trứng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 27812

Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?

  • A. Đường bài tiết nước tiểu.
  • B. Đường sinh dục.
  • C. Đường tiêu hoá.
  • D. Đường hô hấp.
Câu 15
Mã câu hỏi: 27813

Trong cơ thể người, giun đũa thường kí sinh ở đâu?

  • A. Ruột non
  • B. Gan
  • C. Máu
  • D. Cơ bắp
Câu 16
Mã câu hỏi: 27814

Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây?

  • A. Mắt và lông bơi phát triển.
  • B. Cơ thể đơn tính.
  • C. Sống tự do.
  • D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
Câu 17
Mã câu hỏi: 27815

Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính?

  • A. Sán lá máu.
  • B. Sán dây.
  • C. Sán lá gan.
  • D. Sán bã trầu.
Câu 18
Mã câu hỏi: 27816

Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?

  • A. Sán lông và sán lá gan.
  • B. Sán dây và sán lông.
  • C. Sán lá gan, sán dây và sán lông.
  • D. Sán dây và sán lá gan.
Câu 19
Mã câu hỏi: 27817

Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?

  • A. Có giác bám.
  • B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
  • C. Ruột phân nhánh.
  • D. Cơ thể dẹp.
Câu 20
Mã câu hỏi: 27818

Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?

  • A. Sán dây
  • B. Sán lá gan.
  • C. Sán bã trầu
  • D. Sán lá gan
Câu 21
Mã câu hỏi: 27819

Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây?

  • A. Cơ thể đơn tính.
  • B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
  • C. Sống tự do
  • D. Mắt và lông bơi phát triển
Câu 22
Mã câu hỏi: 27820

Nhóm nào dưới đây có giác bám?

  • A. Sán lông và sán lá gan.
  • B. Sán lá gan, sán dây và sán lông.
  • C. Sán dây và sán lông.
  • D. Sán dây và sán lá gan.
Câu 23
Mã câu hỏi: 27821

Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính?

  • A. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.
  • B. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.
  • C. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu.
  • D. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 27822

Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người?

1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

3. Mắc màn khi đi ngủ.

4. Không ăn thịt lợn gạo.

5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Số ý đúng là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3
Câu 25
Mã câu hỏi: 27823

Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người?

  • A. Gây ngứa ở hậu môn
  • B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt
  • C. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng
  • D. Cả B và C
Câu 26
Mã câu hỏi: 27824

Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

  • A. Giun đỏ, vắt.
  • B. Lươn, sá sùng.
  • C. Đỉa, giun đất.
  • D. Giun kim, giun đũa.
Câu 27
Mã câu hỏi: 27825

Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

  • A. Giun móc câu.
  • B. Giun chỉ
  • C. Giun đũa
  • D. Giun kim
Câu 28
Mã câu hỏi: 27826

Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

  • A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
  • B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
  • C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
  • D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 27827

Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

  • A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.
  • B. Tiết diện ngang cơ thể.
  • C. Đời sống.
  • D. Con đường lây nhiễm.
Câu 30
Mã câu hỏi: 27828

Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

  • A. Tiết diện ngang cơ thể tròn.
  • B. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.
  • C. Phần lớn sống kí sinh.
  • D. Ruột phân nhánh.
Câu 31
Mã câu hỏi: 27829

Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

  • A. Cắn móng tay và mút ngón tay.
  • B. Xoắn và giật tóc.
  • C. Đi chân đất.
  • D. Ngoáy mũi.
Câu 32
Mã câu hỏi: 27830

Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

  • A. Đường hô hấp
  • B. Qua máu
  • C. Đường tiêu hóa
  • D. Qua da
Câu 33
Mã câu hỏi: 27831

Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là gì?

  • A. Tăng khả năng trao đổi khí.
  • B. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.
  • C. Giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
  • D. Tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 27832

Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?

  • A. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng.
  • B. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
  • C. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.
  • D. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
Câu 35
Mã câu hỏi: 27833

Giun tròn chủ yếu sống ở đâu?

  • A. Tự dưỡng như thực vật
  • B. Kí sinh
  • C. Tự do
  • D. Sống bám
Câu 36
Mã câu hỏi: 27834

Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

  • A. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
  • B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
  • C. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 37
Mã câu hỏi: 27835

Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn?

  • A. Dạ dày cơ
  • B. Ruột tịt
  • C. Hầu
  • D. Diều
Câu 38
Mã câu hỏi: 27836

Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra ở cơ quan nào của ống tiêu hoá của giun đất?

  • A. Ruột tịt
  • B. Dạ dày cơ
  • C. Diều
  • D. Hầu
Câu 39
Mã câu hỏi: 27837

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….

  • A. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch
  • B. (1): đai sinh dục; (2): trứng
  • C. (1): phần đầu; (2): tinh dịch
  • D. (1): phần đuôi; (2): trứng
Câu 40
Mã câu hỏi: 27838

Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

  • A. Mạch lưng.
  • B. Mạch bụng.
  • C. Mạch vòng giữa thân.
  • D. Mạch vòng vùng hầu.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ