Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 năm 2020

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 187780

Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ? 

  • A. Ngà voi và sừng tê giác.
  • B. Cánh chim và cánh côn trùng.
  • C.

    Cánh dơi và tay người. 

  • D. Vòi voi và vòi bạch tuột.
Câu 2
Mã câu hỏi: 187781

Nguyên nhân hình thành nên các cơ quan tương tự là gì? 

  • A. Do hình thành từ một quần thể gốc, nên vẫn thực hiện chung chức năng tới thời điểm hiện tại.
  • B. Do đặc trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau, nên chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, tích lũy đột biến khác nhau.
  • C.

    Các loài khác nhau nhưng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự nhau. 

  • D. Do hình thành từ một quần thể gốc, nhưng đặt trong những môi trường khác nhau nên các cơ quan phân hóa và thực hiện chức năng khác nhau.
Câu 3
Mã câu hỏi: 187782

Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi?

  1. Cánh chim và tay người.
  2. Cánh dơi và cánh bướm.
  3. Tay người và chi trước của chó.
  4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn.
  5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. 
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 4
Mã câu hỏi: 187783

Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh?

  1. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
  2. Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
  3. Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống.
  4. Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
  5. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
  6. Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống. 
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 5
Mã câu hỏi: 187784

Có bao nhiêu bằng chứng nào sau đây thuộc loại cơ quan được miêu tả trong hình?

  1. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
  2. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
  3. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
  4. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
  5. Cánh dơi và cánh chim đều có chức năng giống nhau là giúp sinh vật thích nghi với đời sống bay lượn. 
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 187785

Trên chuyến hành trình của mình, Đacquyn đã nghiên cứu hòn đảo Galapagôt và ông đã ghi nhận được nhưng thông số sau:

  • Có 105 loài chim trong đó có 82 loài là dạng đặc hữu.
  • Trong 48 loài thân mềm thì có 41 loài đặc hữu.
  • Ở đây không có một loài lưỡng cư nào.
  • Tổng cộng có 700 loài thực vật, 250 là loài đặc hữu.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về Galapagôt?

  1. Là đảo lục địa.
  2. Thành phần loài đa dạng hơn nhiều so với đất liền.
  3. Nhiều loài đặc hữu hơn trong đất liền.
  4. Chỉ những loài có khả năng di cư hay phát tán mạnh thì mới có khả năng xuất hiện trên đảo.
  5. Ít những loài động vật có kích thước lớn. 
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 7
Mã câu hỏi: 187786

Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thành phần loài trên 2 loại đảo trên? 

  • A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương.
  • B. Đảo đại dương thường hình thành những loài đặc hữu.
  • C.

    Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. 

  • D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục địa gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự như ở lục địa Châu Âu.
Câu 8
Mã câu hỏi: 187787

Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? 

  • A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì thời gian giống nhau trong quá trình phát triển phôi thai càng dài.
  • B. Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì càng có những đặc điểm giống nhau trong cấu trúc gen, ADN, protein và ngược lại.
  • C.

    Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó. 

  • D. Những tài liệu về bằng chứng địa lý sinh học đã chứng minh mỗi loài sinh vật được phát sinh tại một thời điểm xác định trong lịch sử, tại một vùng nhất định.
Câu 9
Mã câu hỏi: 187788

Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về: 

  • A. Cơ quan tương tự.
  • B. Cơ quan thoái hóa. 
  • C. Cơ quan tương đồng 
  • D. Cơ quan cùng nguồn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 187789

Cho các phát biểu sau:

  1. Tất cả các cơ thể từ động vật đến thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, thể hiện bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới.
  3. Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng phôi sinh học so sánh.
  4. Nguyên nhân mà thú có túi còn tồn tại đến thời điểm này hoàn toàn là do điều kiện tự nhiên trong khu vực phù hợp với hoạt động sinh lý của chúng.
  5. Đảo đại dương chỉ có những loài đặc hữu.
  6. Đảo đại dương chỉ có những loài di cư từ nơi khác đến.
  7. Đảo lục địa có thành phần loài đa dạng hơn đảo đại dương và có một số loài giống với vùng lục địa lân cận.

Phát biểu nào đúng? 

  • A. (1), (2), (5).   
  • B. (2), (3), (7).    
  • C. (1), (2), (4).    
  • D. (1), (6), (7).
Câu 11
Mã câu hỏi: 187790

Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

  1. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.
  3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X
  4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.
  5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.
  6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. 
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 12
Mã câu hỏi: 187791

Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu hóa thạch là: 

  • A. Hóa thạch.   
  • B. Phôi sinh học. 
  • C. Tế bào học.  
  • D. Phân tử.
Câu 13
Mã câu hỏi: 187792

Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa? 

  • A. Răng khôn ở người.
  • B. Manh tràng của thú ăn thịt.
  • C.

    Túi bụng của Kangguru. 

  • D. Chi sau của thú biển.
Câu 14
Mã câu hỏi: 187793

Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới?

  1. Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự các axit amin.
  2. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
  3. Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X.
  4. Trong quá trình phát triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài.
  5. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein. 
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 15
Mã câu hỏi: 187794

Nội dung của thuyết tế bào học là: 

  • A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • B. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C.

    Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào. 

  • D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 16
Mã câu hỏi: 187795

Nhận xét nào sau đây đúng?

  1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.
  2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài vế cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit.
  3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi beta - Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc gọi là bằng chứng tế bào học.
  4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên xa gọi là bằng chứng phôi sinh học so sánh.
  5. Đa số các loài sinh vật có mã di truyền và hành phần protein giống nhau, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc loại bằng chứng sinh học phân tử. 
  • A. (1), (2), (3), (4).   
  • B. (1), (2), (4), (5).     
  • C. (2), (4), (5). 
  • D. (1), (4), (5).
Câu 17
Mã câu hỏi: 187796

Phát biểu nào dười đây là không đúng? 

  • A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một vài cơ quan nào đó mất đi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vài dấu tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa.
  • B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ.
  • C.

    Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. 

  • D. Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hoàn toàn trái ngược nhau và không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa 2 cơ quan này.
Câu 18
Mã câu hỏi: 187797

Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

  1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào.
  2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.
  3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X
  4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.
  5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.
  6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. 
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 19
Mã câu hỏi: 187798

Cho các hiện tượng sau:

  1. Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn).
  2. Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền.
  3. Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác.
  4. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiều chi tiết.
  5. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
  6. Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với những điều kiện khác nhau.
  7. Đà điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay.
  8. Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương là thú có túi mới phát triển đa dạng nhất.
  9. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang nhưng ở người chúng lại phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản.
  10. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau.
  11. Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân.
  12. Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau không nhiều.

Có các nhận định sau về các hiện tượng trên đây:

  1. Có 3 hiện tượng thuộc bô môn khoa học là địa lí sinh học.
  2. Có 5 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học giải phẫu học so sánh.
  3. Có 3 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là sinh học phân tử.
  4. Có 1 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là phôi sinh học so sánh.

Số nhận định đúng là: 

  • A. 0
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1
Câu 20
Mã câu hỏi: 187799

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng: 

  • A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học.
  • B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học.
  • C.

    Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. 

  • D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 21
Mã câu hỏi: 187800

Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác vì: 

  • A. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều truyền cho đời con thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.
  • B. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều được di truyền cho đời sau nhờ quá trình nguyên phân. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng này ra khỏi cơ thể.
  • C.

    Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều do gen quy định. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thế tác động dựa trên kiểu hình có lợi có hại của sinh vật. 

  • D. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều di truyền cho đời con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.
Câu 22
Mã câu hỏi: 187801

Ở cây ngô đôi khi xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, điều này chứng minh được điều gì? 

  • A. Chứng minh được đột biến xảy ra thường xuyên trong mọi cơ thể sinh vật.
  • B. Chứng minh được hoa ngô trước khi là loài đơn tính thì đã từng là loài hoa lưỡng tính.
  • C.

    Chứng minh được ngô là loài dễ xảy ra đột biến. 

  • D. Chứng minh hướng tiến hóa quay về tổ tiên xưa hơn là hoàn thiện để phù hợp với ngoại cảnh.
Câu 23
Mã câu hỏi: 187802

Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng vượn người nào sau đây gần gũi với loài người nhất? 

  • A. Vượn. 
  • B. Đười ươi.        
  • C. Gôrila. 
  • D. Tinh tinh.
Câu 24
Mã câu hỏi: 187803

Thuyết thực bào nội cộng sinh được phát biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ. Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa. Nhận xét đúng về giả thuyết trên? 

  • A. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
  • B. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng.
  • C.

    Đây là bằng chứng sinh học tế bào, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. 

  • D. Đây là bằng chúng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng.
Câu 25
Mã câu hỏi: 187804

Cơ quan tương tự được hình thành do: 

  • A. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên.
  • B. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau.
  • C.

    Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống khác nhau. 

  • D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 187805

Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ?

  1. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
  2. Cánh dơi và cánh bướm.
  3. Chân của người và chi trước của ếch.
  4. Tuyến nước bọt ở người và tuyên nọc độc ở bò cạp.
  5. Màng bơi của chân ếch và màng bơi ở chân vịt.
  6. Cánh chuồn chuồn và cánh chim yến.
  7. Chi trước của chó sói và chi trước của voi.
  8. Chi trước của chuột chũi và tay người.
  9. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng.
  10. Gai thanh long và gai xương rồng. 
  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
Câu 27
Mã câu hỏi: 187806

Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biếu nào sau đây là đúng? 

  • A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
  • B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
  • C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. 
  • D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau trong giai đoạn sau của quá trình phát triển phôi.
Câu 28
Mã câu hỏi: 187807

Đâu không phải là bằng chứng sinh học phân tử? 

  • A. Protein của loài đều cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
  • B. ADN của các loài sinh vật đều đuợc cấu tạo từ 4 nucleotit.
  • C. Mã di truyền của đa số các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. 
  • D. Cơ thể sống đều đuợc cấu tạo từ tế bào.
Câu 29
Mã câu hỏi: 187808

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 

  • A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ một nguồn gốc chung gọi là cơ quan tương tự.
  • B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ).
  • C. Nhưng loài có họ hàng càng gần nhau thù trình tự axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu huớng khác xa nhau. 
  • D. Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều đuợc cấu tạo từ tế bào.
Câu 30
Mã câu hỏi: 187809

Cho các dữ kiện sau:

  1. Ruột thừa ở nguời là vết tích ruột tịt của động vật ăn cỏ.
  2. Phôi người giai đoạn 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở cổ.
  3. 5-6 đốt cùng của người là vết tích đuôi của động vật.
  4. Các phản ứng trao đổi chất ở nguời và động vật có xương, xảy ra các giai đoạn tương tự nhau.
  5. Nguời cổ đại Nêanđectan có cấu tạo cơ thể giống cả vượn người ngày nay và loài người ở những điểm nhất định.
  6. Phôi người đuợc hai tháng, vẫn còn đuôi khá dài.
  7. Có những trường hợp ở nguời xuất hiện lớp lông bao phủ toàn thân hoặc có vài đôi vú.
  8. Người và động vật có xương, đều có cấu tạo đối xứng hai bên, cột sống là trục chính, cơ quan dinh dưỡng nằm ở phía phần bụng, cơ quan thần kinh ở lưng.
  9. Tay nguời có vuốt hoặc có người mọc đuôi dài 20- 25cm.
  10. Một số kháng nguyên, kháng thể ở người và động vật giống nhau.

Gọi a là số các dữ kiện là bằng chứng giải phẫu học so sánh; b là số dữ kiện là bằng chúng về cơ quan thoái hóa. Mối quan hệ giữa a và b là: 

  • A. a + b = 9. 
  • B. a - b = 1.  
  • C. a + 2 = 2b.   
  • D. 2a - 3b = 1.
Câu 31
Mã câu hỏi: 187810

Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn đuợc di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng? 

  • A. Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa.
  • B. Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của quần thể.
  • C. Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể. 
  • D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Câu 32
Mã câu hỏi: 187811

Cho các phát biểu sau:

  1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
  2. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền
  3. Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt.
  4. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa
  5. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có nhiều gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội

Số phát biểu sai: 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 33
Mã câu hỏi: 187812

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

  1. Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ.
  2. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.
  3. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.
  4. Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
  5. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa. 
  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3
Câu 34
Mã câu hỏi: 187813

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?

  1. Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa.
  2. Tất cả các thường biến đều không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
  3. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
  4. Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
  5. Suy cho cùng, nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa.
  6. Biến dị thứ cấp là nguồn nguyên liệu chủ yếu hơn so với biến dị sơ cấp. 
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 187814

Theo Đacquyn nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: 

  • A. Đột biến gen.     
  • B. Đột biến cấu trúc NST.
  • C. Đột biến số lượng NST. 
  • D. Biến dị cá thể.
Câu 36
Mã câu hỏi: 187815

Một số nhận xét về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo như sau:

  1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.
  2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới.
  3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành.
  4. Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện.
  5. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật.
  6. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.
  7. Con đường phân ly tính trạng trong chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là các cơ chế cách ly dẫn đến hình thành loài mới.
  8. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới.

Có bao nhiêu nhận xét sai? 

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 5
Câu 37
Mã câu hỏi: 187816

Cho những quan niệm học thuyết Đacquyn:

  1. Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật.
  2. Biến dị xác định là biến dị cá thể.
  3. Biến dị xác định là mọi cá thể trong cùng một loài đều có những biến đổi giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh.
  4. Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
  5. Biến dị đồng loạt di truyền được.
  6. Biến dị cá thể di truyền được.
  7. Biến dị không xác định là nguyên liệu chủ yếu cho qua trình chọn giống và tiến hóa.
  8. Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu quan niệm đúng? 
  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 38
Mã câu hỏi: 187817

Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? 

  • A. Theo Đacquyn, biến dị là những sai khác của một sinh vật so với đồng loại.
  • B. Theo Đacquyn, những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.
  • C. Đacquyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị. 
  • D. Theo Đacquyn, toàn bộ sinh giới hiện nay đều có chung một nguồn gốc.
Câu 39
Mã câu hỏi: 187818

Hạn chế lớn nhất của học thuyết Đacquyn là: 

  • A. Chưa xác định được mọi loài trên trái đất đều có chung nguồn gốc.
  • B. Không đề cập đến tác động của ngoại cảnh trong suốt quá trình sinh trưởng của loài.
  • C. Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. 
  • D. Chưa khắc sâu vào đấu tranh sinh tồn.
Câu 40
Mã câu hỏi: 187819

Chọn lọc tự nhiên đứng trên quan điểm của Đacquyn về bản chất là: 

  • A. Sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
  • B. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
  • C. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các có thể trong quần thể. 
  • D. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ