Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 bài tập trắc nghiệm về Nguyên tử môn Hóa học lớp 10

15/04/2022 - Lượt xem: 35
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 95785

Nguyên tố X có Z = 28, cấu hình electron của ion X2+ là: 

  • A. 1s22s22p63s23p64s23d8  
  • B. 1s22s22p63s23p63d6
  • C. 1s22s22p63s23p6 4s23d6        
  • D.  1s22s22p63s23p63d8
Câu 2
Mã câu hỏi: 95786

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng ở mức cao nhất là 3p. nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X va Y có số electron hơn kém nhau 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là: 

  • A. Khí hiếm và kim loại  
  • B. Kim loại và kim loại
  • C. Kim loại và khí hiếm       
  • D. Phi kim và kim loại
Câu 3
Mã câu hỏi: 95787

Ion Xa+ có tổng số hạt là 80; số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20; tổng số hạt trong hạt nhân của ion Xa+ là 56. Hãy cho biết cấu hình electron đúng của Xa+

  • A. [18Ar] 3d8 
  • B. [18Ar] 3d6    
  • C. [18Ar] 3d44s2  
  • D. [18Ar] 3d4
Câu 4
Mã câu hỏi: 95788

Nguyên tử A có e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s.Cấu hình electron của nguyên tử A là 

  • A.  [Ar]3d14s2   
  • B. [Ar]3d44s2     
  • C. [Ne]3d14s2     
  • D. [Ar]3d34s2
Câu 5
Mã câu hỏi: 95789

Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M 

  • A. 24    
  • B. 25      
  • C. 27       
  • D. 29
Câu 6
Mã câu hỏi: 95790

 Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp: 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 95791

Chọn câu phát biểu đúng: 

  • A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4
  • B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4
  • C. Số obitan có trong lớp N là 9 
  • D. Số obitan có trong lớp M là 8
Câu 8
Mã câu hỏi: 95792

Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e 

  • A. Có cùng sự định hướng không gian
  • B. Có cùng mức năng lượng.
  • C. Khác nhau về mức năng lượng. 
  • D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 9
Mã câu hỏi: 95793

Lớp M có bao nhiêu obitan? 

  • A.  9  
  • B. 6
  • C. 12       
  • D. 16
Câu 10
Mã câu hỏi: 95794

Lớp e thứ 4 có tên là gì 

  • A. K     
  • B. L        
  • C.  M    
  • D. N
Câu 11
Mã câu hỏi: 95795

Lớp L có bao nhiêu obitan? 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 6
Câu 12
Mã câu hỏi: 95796

Chọn phát biểu đúng: 

  • A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất
  • B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau
  • C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. 
  • D.  Lớp N có 4 obitan
Câu 13
Mã câu hỏi: 95797

Chọn phát biểu sai: 

  • A. Lớp M có 9 phân lớp
  • B. Lớp L có 4 obitan
  • C. Phân lớp p có 3 obitan 
  • D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
Câu 14
Mã câu hỏi: 95798

Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: 

  • A. Có cùng số khối
  • B. Có cùng số proton.
  • C. Có cùng số nơtron.     
  • D.  Có cùng số proton và số nơtron.
Câu 15
Mã câu hỏi: 95799

Nguyên tố clo có hai đồng vị bền 1735Cl chiếm 75,77% và 1737Cl chiếm 24,23%. Tính nguyên tử khối trung của clo? 

  • A. 35 
  • B. 35,5  
  • C.  36         
  • D. 37
Câu 16
Mã câu hỏi: 95800

Trong tự nhiên có hai đồng vị bền: 1737Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 1735Cl. Thành phần % theo khối lượng của 1737Cl trong HClO4 là: 

  • A. 8,92% 
  • B.  8,43%   
  • C. 8,56%      
  • D. 8,79%
Câu 17
Mã câu hỏi: 95801

Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là 

  • A. 12,5245
  • B. 12,0111
  • C. 12,0219     
  • D. 12,0525
Câu 18
Mã câu hỏi: 95802

Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị 16O(x1%) , 17O(x2%) , 18O(4%), nguyên tử khối trung bình của Oxi là 16,14. Phần trăm đồng vị 16O và 17O lần lượt là 

  • A. 35% & 61%  
  • B. 90% & 6%  
  • C. 80% & 16%      
  • D. 25% & 71%
Câu 19
Mã câu hỏi: 95803

Một nguyên tố X gồm hai đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định nguyên tử khối trung bình của X? 

  • A. 13  
  • B. 19 
  • C. 12      
  • D. 16
Câu 20
Mã câu hỏi: 95804

Đặc điểm của electron là 

  • A. Mang điện tích dương và có khối lượng
  • B. Mang điện tích âm và có khối lượng.
  • C. Không mang điện và có khối lượng. 
  • D. Mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 95805

Nhận định nào sau đây không đúng 

  • A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
  • B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
  • C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân 
  • D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Câu 22
Mã câu hỏi: 95806

Phát biểu nào dưới đây không đúng? 

  • A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
  • B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
  • C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. 
  • D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 23
Mã câu hỏi: 95807

Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 24
Mã câu hỏi: 95808

Có các phát biểu sau

(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.

(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.

(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

Sô phát biểu không đúng là 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 95809

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị? 

  • A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
  • B. Những nguyên tử có cùng số hạt nơtron nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
  • C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau. 
  • D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 95810

Chọn phương án sai trong các phương án sau: 

  • A. Trong nguyên tử các electron được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
  • B.  Trong một ô lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay cùng chiều.
  • C. Các electron được sắp xếp vào các ô lượng tử sao cho số electron độc thân là cực đại. 
  • D. Trong một ô lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
Câu 27
Mã câu hỏi: 95811

Chọn câu phát biểu sai: 

  • A. Số khối bằng tổng số hạt p và n.
  • B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
  • C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân . 
  • D. Số p bằng số e.
Câu 28
Mã câu hỏi: 95812

Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là 

  • A. Cl
  • B. Na  
  • C. F         
  • D. Cu
Câu 29
Mã câu hỏi: 95813

Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là 

  • A. Br. 
  • B.  Cl.   
  • C.  Zn.        
  • D. Ag.
Câu 30
Mã câu hỏi: 95814

Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 

  • A. [Ne]3s   
  • B.  [Ne] 3s23p1
  • C.  [Ne] 3s23p2       
  • D. [Ne] 3s23p3
Câu 31
Mã câu hỏi: 95815

Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là 

  • A. Cr
  • B. Cu.  
  • C. Fe.       
  • D. Zn.
Câu 32
Mã câu hỏi: 95816

Nguyên tố được cấu tạo bởi mấy loại hạt cơ bản? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 33
Mã câu hỏi: 95817

Trong nguyên tử, hạt mang điện là: 

  • A. Electron    
  • B. Electron và notron
  • C. Proton và notron     
  • D. Electron và proton
Câu 34
Mã câu hỏi: 95818

Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên 

  • A. electron, proton và nơtron    
  • B. electron và nơtron
  • C. proton và nơtron     
  • D. electron và proton
Câu 35
Mã câu hỏi: 95819

Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: 

  • A. Có cùng số khối A  
  • B. Có cùng số proton
  • C. Có cùng số nơtron    
  • D. Có cùng số proton và số nơtron
Câu 36
Mã câu hỏi: 95820

Điều khẳng định nào sau đây là sai ? 

  • A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
  • B.  Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
  • C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). 
  • D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Câu 37
Mã câu hỏi: 95821

Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là : 

  • A. 1s22s22p63s23p63d14s2.   
  • B. 1s22s22p63s23p64s23d1.
  • C. 1s22s22p63s23p63d24s1.        
  • D. 1s22s22p63s23p64s13d2.
Câu 38
Mã câu hỏi: 95822

Cho ba nguyên tử có kí hiệu là 2412Mg, 2512Mg, 2612Mg. Phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
  • B. Đây là 3 đồng vị.
  • C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. 
  • D. Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.
Câu 39
Mã câu hỏi: 95823

Chọn câu phát biểu sai: 

  • A. Số khối bằng tổng số hạt p và n
  • B. Tổng số p và số e được gọi là số khối
  • C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân 
  • D. Số p bằng số e
Câu 40
Mã câu hỏi: 95824

Nguyên tử 2713Al có: 

  • A. 13p, 13e, 14n.   
  • B. 13p, 14e, 14n.
  • C. 13p, 14e, 13n.      
  • D. 14p, 14e, 13n.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ