Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

30 câu hỏi ôn tập Chương 4 Sự Bảo Toàn Và Chuyển Hóa Năng Lượng môn Vật lý 9

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 67533

Ở nhà máy nhiệt điện

  • A. cơ năng biến thành điện năng.
  • B.  nhiệt năng biến thành điện năng
  • C. quang năng biến thành điện năng
  • D. hóa năng biến thành điện năng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 67534

Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là

  • A.  lò đốt than.     
  • B.  nồi hơi.
  • C. máy phát điện.    
  • D.  tua bin.
Câu 3
Mã câu hỏi: 67535

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là

  • A. nhiên liệu.    
  • B. nước   
  • C.  hơi nước.    
  • D. quạt gió.
Câu 4
Mã câu hỏi: 67536

Trong trường hợp nào dưới đây, điện năng được tạo ra không phải do biến đổi trực tiếp từ cơ năng?

  • A. Ở nhà máy nhiệt điện.  
  • B. Ở nhà máy thủy điện.
  • C. Ở nhà máy điện hạt nhân.  
  • D. Ở pin Mặt Trời.
Câu 5
Mã câu hỏi: 67537

Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

  • A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
  • B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
  • C.  Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
  • D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Câu 6
Mã câu hỏi: 67538

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là

  • A. tránh được ô nhiễm môi trường.
  • B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
  • C.  tiền đầu tư không lớn.
  • D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 67539

Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được

  • A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
  • B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
  • C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
  • D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Câu 8
Mã câu hỏi: 67540

Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành

  • A. cơ năng.    
  • B. nhiệt năng.
  • C. cơ năng và nhiệt năng.     
  • D. cơ năng và năng lượng khác
Câu 9
Mã câu hỏi: 67541

Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?

  • A. Không gây ô nhiễm môi trường.   
  • B. Không tốn nhiên liệu.
  • C. Thiết bị gọn nhẹ.   
  • D. Có công suất rất lớn
Câu 10
Mã câu hỏi: 67542

 Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:

  • A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
  • B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
  • C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
  • D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng
Câu 11
Mã câu hỏi: 67543

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :

  • A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
  • B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
  • C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
  • D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 67544

Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là

  • A. nhà máy phát điện gió.    
  • B.  pin mặt trời.
  • C. nhà máy thuỷ điện.     
  • D.  nhà máy nhiệt điện
Câu 13
Mã câu hỏi: 67545

Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?

  • A. Nhà máy nhiệt điện đốt than.    
  • B. Nhà máy điện gió.
  • C. Nhà máy điện nguyên tử. 
  • D. Nhà máy thủy điện.
Câu 14
Mã câu hỏi: 67546

Trong nhà máy thủy điện thì chủ yếu có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?

  • A.  Cơ năng thành điện năng.    
  • B.  Điện năng thành hóa năng.
  • C. Nhiệt năng thành điện năng. 
  • D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 67547

Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?

  • A. Điện Mặt Trời
  • B. Nhiệt điện.
  • C. Thủy điện. 
  • D. Điện gió.
Câu 16
Mã câu hỏi: 67548

Những dạng năng lượng nào có mặt trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.    
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • C. Chỉ có động năng và thế năng.  
  • D. Chỉ có động năng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 67549

Căn cứ vào đâu mà hàng ngày ta nhận biết được dòng điện có năng lượng?

  • A. Dòng điện làm cho các electron chuyển dời.
  • B. Dòng điện làm quay quạt điện.
  • C. Dòng điện tạo ra hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn.
  • D. Dòng điện gây ra phản ứng hóa học.
Câu 18
Mã câu hỏi: 67550

Động năng của vật là:

  • A.  Năng lượng do vật chuyển động.
  • B. Năng lượng do vật có độ cao nào đó so với mặt đất
  • C. Năng lượng do vật có nhiệt độ
  • D. Năng lượng do sự vật biến dạng
Câu 19
Mã câu hỏi: 67551

Chọn điền từ vào chỗ… trong câu sau:

“ Cơ năng bằng tổng… và ….của vật. Đơn vị của cơ năng là…và được kí hiệu là….”.

  • A. Nhiệt năng, động năng, độ ,C
  • B. Động năng, thế năng, Niuton, N
  • C. Động năng, thế năng, Jun, J
  • D. Thế năng, nhiệt năng, Jun, N
Câu 20
Mã câu hỏi: 67552

Trời rét, mặc áo bông sẽ giúp cơ thể giữ ấm. Sở dĩ như vậy là vì

  • A. Áo bông có nhiệt năng làm cơ thể ấm thêm
  • B. Áo bông ngăn cản nhiệt năng thoát ra môi trường ngoài.
  • C.  Áo bông lấy năng lượng từ môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể.
  • D. Áo bông tạo các phản ứng hóa học giúp cơ thể ấm thêm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 67553

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

  • A. quả bóng bị trái đất hút.
  • B. quả bóng đã thực hiện công.
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
  • D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 67554

Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

  • A. thế năng xe luôn giảm dần.
  • B. động năng xe luôn giảm dần.
  • C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
  • D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 67555

Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

  • A. thế năng xe luôn giảm dần.
  • B. động năng xe luôn giảm dần.
  • C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
  • D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 67556

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng?

  • A. máy quạt.   
  • B. bàn là điện.
  • C. máy khoan.   
  • D.  máy bơm nước
Câu 25
Mã câu hỏi: 67557

Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải là điểm B. Biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B.Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng của vật tại A là

  • A. 100%.
  • B. 20%.
  • C.  10%.
  • D.  90%.
Câu 26
Mã câu hỏi: 67558

Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy pin?

  • A. Cơ năng.    
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Hóa năng.  
  • D. Quang năng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 67559

Hãy nêu kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng?Nêu ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?

Câu 28
Mã câu hỏi: 67560

a) Động năng là gì? Nêu đặc điểm của động năng?

b) Lấy ví dụ về vật có động năng.

Câu 29
Mã câu hỏi: 67561

a) Nung nóng 1 miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt.

b) Gạo nấu trong nồi và gạo đang cọ xát đều nóng lên. Hãy so sánh sự thay đổi nhiệt năng của gạo trong hai trường hợp này?

Câu 30
Mã câu hỏi: 67562

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Một chiếc bay ở độ cao 2km với vận tốc 50 m/s, một chiếc bay ở độ cao 3km với vận tốc 200 km/h. Hỏi máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ